03 lưu ý quan trọng khi thi bằng lái xe A1? Có bằng lái xe A1 thì được chạy xe bao nhiêu phân khối?
03 lưu ý quan trọng khi thi bằng lái xe A1?
Căn cứ quy định tại các khoản 3, khoản 4 Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b, c khoản 13 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT; điểm a khoản 14 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT), khi thi bằng lái xe A1 cần lưu ý 03 điều sau đây:
(1) Phần thi sát hạch lý thuyết: (Công văn 1883/TCĐBVN-QLPT&NL năm 2020)
Phần thi lý thuyết có tổng cộng 25 câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và kỹ thuật lái xe được lấy từ 200 câu hỏi trong bộ đề, với cấu trúc gồm:
- 01 câu về khái niệm
- 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng (tức câu điểm liệt)
- 06 câu về quy tắc giao thông
- 01 câu về tốc độ, khoảng cách
- 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe
- 01 câu về kỹ thuật lái xe hoặc cấu tạo sửa chữa
- 07 câu về hệ thống biển báo đường bộ
- 07 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông
Thời gian làm bài thi là 19 phút. Thí sinh phải đạt tối thiểu 21/25 câu hỏi, đồng thời không trả lời sai câu điểm liệt thì mới được công nhận vượt qua phần thi lý thuyết và được thi tiếp phần thi thực hành
Lưu ý: Người dự sát hạch lái xe hạng A1 có giấy phép lái xe ô tô do ngành Giao thông vận tải cấp được miễn sát hạch lý thuyết.
(2) Phần thi sát hạch thực hành lái xe trong hình:
Người dự sát hạch phải điều khiển xe mô tô qua 04 bài sát hạch:
- Đi theo hình số 8,
- Qua vạch đường thẳng,
- Qua đường có vạch cản,
- Qua đường gồ ghề.
Lưu ý: Sát hạch thực hành lái xe trong hình để cấp giấy phép lái xe hạng A1 cho người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. Người dự sát hạch phải điều khiển xe tiến qua hình chữ chi.
(3) Sát hạch lý thuyết thực hiện trên máy vi tính (trừ sát hạch đối với hạng A1 tại các địa bàn thuộc các đô thị từ loại 3 trở lên có khoảng cách đến trung tâm đô thị loại 3 trở lên trên 100 km được phép sát hạch bằng phương pháp trắc nghiệm trên giấy);
Phòng sát hạch lý thuyết có camera để giám sát quá trình sát hạch;
Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với hạng A1 thực hiện tại trung tâm sát hạch lái xe hoặc cơ sở đào tạo lái xe có sân sát hạch đủ điều kiện, có thiết bị chấm điểm tự động (trừ các địa bàn có khoảng cách đến trung tâm đô thị từ loại 3 trở lên trên 100 km được phép sát hạch bằng phương pháp chấm điểm trực tiếp).
03 lưu ý quan trọng khi thi bằng lái xe A1? (Hình từ Internet)
Có bằng lái xe A1 thì được chạy xe bao nhiêu phân khối?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về phân hạng giấy phép lái xe như sau:
Phân hạng giấy phép lái xe
1. Hạng A1 cấp cho:
a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.
...
Theo đó, bằng lái xe A1 được cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 và người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
Như vậy, khi có bằng lái xe A1 thì cá nhân được chạy xe từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3. (Đối với xe dưới 50 cm3 thì không cần có bằng lái xe)
Ngoài ra, khi có bằng lái xe A1 thì người khuyết tật được điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
Thi bằng lái xe A1 bắt buộc phải học đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo đúng không?
Căn cứ Điều 61 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe
1. Cơ sở đào tạo lái xe là loại hình cơ sở dạy nghề, phải có đủ điều kiện về lớp học, sân tập lái, xe tập lái, đội ngũ giáo viên, giáo trình, giáo án và phải được giấy cấp phép theo quy định.
2. Cơ sở đào tạo lái xe phải thực hiện đúng nội dung và chương trình quy định cho từng loại, hạng giấy phép lái xe.
3. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1 phải được đào tạo. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và các giấy phép lái xe hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo.
...
Đối chiếu với quy định trên thì khi thi bằng lái xe A1 phải học đào tạo, tuy nhiên không bắt buộc phải học đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo.
Theo đó, pháp luật chỉ bắt buộc học đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo đối với người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và các giấy phép lái xe hạng F.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?