03 đối tượng được xét tuyển bổ sung Đại học lần 2? Điểm trúng tuyển xét tuyển bổ sung Đại học đợt 2 có tăng không?
Xét tuyển bổ sung Đại học là gì? 03 đối tượng được xét tuyển bổ sung Đại học lần 2?
Việc xét tuyển bổ sung được hiểu là việc các trường Đại học chưa đủ tiêu tuyển sinh và số thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học vào các ngành, chương trình đào tạo. Do đó, hội đồng tuyển sinh của cơ sở đào tạo xem xét, quyết định xét tuyển các đợt bổ sung.
Cơ sở đào tạo công bố kế hoạch xét tuyển, phương thức xét tuyển và hình thức đăng ký xét tuyển các đợt bổ sung; điều kiện xét tuyển đối với các ngành, chương trình đào tạo theo từng phương thức xét tuyển.
03 đối tượng được xét tuyển Đại học bổ sung lần 2 được quy định tại khoản 2 Điều 22 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT và khoản 4 Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.
(1) Thí sinh chưa trúng tuyển bất kỳ nguyện vọng nào.
(2) Thí sinh đã trúng tuyển nhưng chưa xác nhận nhập học vào bất cứ nơi nào.
(3) Thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học tại một cơ sở đào tạo và được cơ sở đào tạo cho phép.
03 đối tượng được xét tuyển bổ sung Đại học lần 2? Điểm trúng tuyển xét tuyển bổ sung Đại học lần 2 được tính như thế nào? (Hình từ Internet)
Đợt xét tuyển bổ sung Đại học lần 2? Điểm trúng tuyển xét tuyển bổ sung Đại học đợt 2 có tăng không?
Tổ chức đăng ký và xét tuyển bổ sung Đại học lần 2 được quy định tại khoản 1 Điều 22 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT như sau:
Tổ chức đăng ký và xét tuyển các đợt bổ sung
1. Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh và số thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học vào các ngành, chương trình đào tạo, hội đồng tuyển sinh của cơ sở đào tạo xem xét, quyết định xét tuyển các đợt bổ sung. Cơ sở đào tạo công bố kế hoạch xét tuyển, phương thức xét tuyển và hình thức đăng ký xét tuyển các đợt bổ sung; điều kiện xét tuyển đối với các ngành, chương trình đào tạo theo từng phương thức xét tuyển nhưng không thấp hơn điều kiện trúng tuyển đợt trước.
2. Thí sinh chưa trúng tuyển hoặc đã trúng tuyển nhưng chưa xác nhận nhập học vào bất cứ nơi nào có thể đăng ký xét tuyển các đợt bổ sung theo kế hoạch và hướng dẫn của cơ sở đào tạo.
3. Kết thúc mỗi đợt xét tuyển, cơ sở đào tạo công bố trên trang thông tin điện tử điểm trúng tuyển (và các điều kiện, tiêu chí phụ nếu có) vào các ngành, chương trình đào tạo theo các phương thức tuyển sinh; tổ chức cho thí sinh tra cứu kết quả xét tuyển của cá nhân; gửi giấy báo trúng tuyển và hướng dẫn cho thí sinh trúng tuyển nhập học.
Theo đó, căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh và số thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học vào các ngành, chương trình đào tạo, hội đồng tuyển sinh của cơ sở đào tạo xem xét, quyết định xét tuyển bổ sung Đại học lần 2.
Cơ sở đào tạo công bố kế hoạch xét tuyển, phương thức xét tuyển và hình thức đăng ký xét tuyển các đợt bổ sung; điều kiện xét tuyển đối với các ngành, chương trình đào tạo theo từng phương thức xét tuyển nhưng không thấp hơn điều kiện trúng tuyển đợt trước.
Như vậy, thí sinh có nhu cầu xét tuyển bổ sung Đại học lần 2 có thể theo dõi mức điểm chuẩn đợt 1 của ngành, chương trình đào tạo mình dự định đăng ký để đưa ra quyết định phù hợp.
Lưu ý: Các cơ sở đào tạo tiến hành thông báo xét tuyển bổ sung Đại học đợt 02 kể từ ngày 28/8/2024 theo quy định tại Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1139/QĐ-BGDĐT năm 2024.
Trách nhiệm của thí sinh trong công tác xét tuyển được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của thí sinh trong công tác xét tuyển được quy định tại Điều 23 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT như sau:
- Tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, không đăng ký nguyện vọng vào những ngành, chương trình đào tạo hay phương thức tuyển sinh mà không đủ điều kiện;
- Cung cấp đầy đủ và bảo đảm tính chính xác của tất cả thông tin đăng ký dự tuyển, bao gồm cả thông tin cá nhân, thông tin khu vực và đối tượng ưu tiên (nếu có), nguyện vọng đăng ký; tính xác thực của các giấy tờ minh chứng;
- Đồng ý để cơ sở đào tạo mà mình dự tuyển được quyền sử dụng thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho công tác xét tuyển;
- Hoàn thành thanh toán lệ phí tuyển sinh trước khi kết thúc thủ tục đăng ký dự tuyển.
Lưu ý:
Trách nhiệm của các trường THPT và các đơn vị khác được phân công đối với thí sinh thuộc phạm vi phụ trách được quy định như sau:
- Tổ chức rà soát, kiểm tra và bổ sung, cập nhật thông tin cá nhân, dữ liệu kết quả học tập cấp THPT của thí sinh trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành;
- Kiểm tra dữ liệu, hướng dẫn thí sinh khai đúng thông tin, bao gồm cả thông tin khu vực và đối tượng ưu tiên;
- Hỗ trợ việc đăng ký nguyện vọng cho những thí sinh không có điều kiện đăng ký trực tuyến;
- Hỗ trợ các cơ sở đào tạo có tuyển sinh theo kế hoạch riêng trong việc xác nhận kết quả học tập cấp THPT cho những thí sinh dự tuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?