02 mẫu tờ trình về việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất mới nhất? Nội dung đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất?
02 mẫu tờ trình về việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất mới nhất?
Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì có 02 mẫu tờ trình về việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đang được áp dụng hiện nay:
(1) Mẫu tờ trình về việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất của Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 08/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP như sau:
Tải về Mẫu tờ trình về việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất của Ủy ban nhân dân cấp xã
(2) Mẫu tờ trình về việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất của cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh theo Mẫu số 10/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP như sau:
Tải về Mẫu tờ trình về việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất của cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh
02 mẫu tờ trình về việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất mới nhất? (hình từ internet)
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất phải chịu trách nhiệm về các hoạt động nào?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất như sau:
Trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này chịu trách nhiệm:
a) Kiểm tra tính đầy đủ của thành phần hồ sơ, tính thống nhất về nội dung thông tin giữa các giấy tờ, tính đầy đủ của nội dung kê khai và cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
b) Không yêu cầu nộp thêm giấy tờ, kê khai thêm thông tin mà Nghị định này không quy định.
...
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP như sau:
Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
a) Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
b) Văn phòng đăng ký đất đai;
c) Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
...
Như vậy, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất phải chịu trách nhiệm đối với:
- Kiểm tra tính đầy đủ của thành phần hồ sơ, tính thống nhất về nội dung thông tin giữa các giấy tờ, tính đầy đủ của nội dung kê khai và cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
- Không yêu cầu nộp thêm giấy tờ, kê khai thêm thông tin mà Nghị định này không quy định.
Nội dung đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất gồm các nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định thì nội dung đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất gồm nội dung đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu và nội dung đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất, cụ thể như sau:
(1) Nội dung đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu gồm:
- Thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được giao đất để quản lý gồm tên, giấy tờ nhân thân, pháp nhân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được giao đất để quản lý;
- Thông tin về thửa đất gồm số thửa đất, số tờ bản đồ, địa chỉ, diện tích, loại đất, hình thức sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất và các thông tin khác về thửa đất; thông tin về tài sản gắn liền với đất gồm loại tài sản, địa chỉ, diện tích xây dựng, diện tích sàn, diện tích sử dụng, hình thức sở hữu, thời hạn sở hữu và các thông tin khác về tài sản gắn liền với đất;
- Yêu cầu về đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc quyền quản lý đất hoặc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với thửa đất, tài sản gắn liền với đất;
- Các yêu cầu khác của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được giao đất để quản lý phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai (nếu có).
(2) Nội dung đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất gồm:
- Thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được giao đất để quản lý gồm tên, giấy tờ nhân thân, pháp nhân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được giao đất để quản lý;
- Thông tin về thửa đất gồm số thửa đất, số tờ bản đồ, địa chỉ, diện tích, loại đất, hình thức sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất và các thông tin khác về thửa đất; thông tin về tài sản gắn liền với đất gồm loại tài sản, địa chỉ, diện tích xây dựng, diện tích sàn, diện tích sử dụng, hình thức sở hữu, thời hạn sở hữu và các thông tin khác về tài sản gắn liền với đất;
- Thông tin về nội dung biến động quy định tại khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai 2024 và lý do biến động;
- Các yêu cầu khác của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?