02 mẫu đăng ký sử dụng giao dịch thuế điện tử? Tải về ở đâu? Có bao nhiêu phương thức thực hiện giao dịch thuế điện tử?
02 mẫu đăng ký sử dụng giao dịch thuế điện tử?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 19/2021/TT-BTC có quy định về định nghĩa giao dịch thuế điện tử như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Giao dịch thuế điện tử” là các giao dịch được các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện bằng phương thức điện tử thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
...
02 mẫu đăng ký sử dụng giao dịch thuế điện tử mới nhất đang được áp dụng hiện nay là:
(1) Mẫu tờ khai đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử theo Mẫu số 01/ĐK-TĐT ban hành kèm theo Thông tư 19/2021/TT-BTC như sau:
Tải về Mẫu tờ khai đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử
(2) Mẫu tờ khai đăng ký thay đổi, bổ sung thông tin giao dịch thuế điện tử theo Mẫu số 02/ĐK-TĐT ban hành kèm theo Thông tư 19/2021/TT-BTC như sau:
Tải về Mẫu tờ khai đăng ký thay đổi, bổ sung thông tin giao dịch thuế điện tử
02 mẫu đăng ký sử dụng giao dịch thuế điện tử? Tải về ở đâu? Có bao nhiêu phương thức thực hiện giao dịch thuế điện tử? (hình từ internet)
Có bao nhiêu phương thức thực hiện giao dịch thuế điện tử?
Nguyên tắc giao dịch thuế điện tử được quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc giao dịch thuế điện tử
1. Người nộp thuế thực hiện giao dịch thuế điện tử phải có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet, có địa chỉ thư điện tử, có chữ ký số theo quy định tại Điều 7 Thông tư này hoặc có số điện thoại di động được một công ty viễn thông ở Việt Nam cấp (đối với cá nhân chưa được cấp chứng thư số) đã đăng ký sử dụng để giao dịch với cơ quan thuế trừ trường hợp người nộp thuế lựa chọn phương thức nộp thuế điện tử theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
2. Người nộp thuế có thể lựa chọn các phương thức sau đây để thực hiện giao dịch thuế điện tử thông qua:
a) Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
b) Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
c) Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác (trừ điểm b khoản này) đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
d) Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN được Tổng cục Thuế chấp nhận kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
đ) Dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện nộp thuế điện tử.
...
Như vậy, có 5 phương thức sau đây để thực hiện giao dịch thuế điện tử, người nộp thuế có thể lựa chọn các phương thức sau đây để thực hiện giao dịch thuế điện tử thông qua:
- Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
- Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
- Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác (trừ điểm b khoản này) đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN được Tổng cục Thuế chấp nhận kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
- Dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện nộp thuế điện tử.
Thông báo từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế là các thông báo nào về giao dịch thuế điện tử?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định như sau:
Gửi thông báo, quyết định, văn bản điện tử của cơ quan thuế
1. Thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế được gửi qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế bao gồm:
a) Thông báo từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế: là các thông báo phản hồi do Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tự động tạo lập và gửi cho người nộp thuế, tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch thuế điện tử bao gồm: Thông báo tiếp nhận hồ sơ thuế điện tử, chứng từ nộp NSNN điện tử; Thông báo chấp nhận/không chấp nhận hồ sơ thuế điện tử theo mẫu quy định tại Thông tư này.
b) Thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế được tạo lập từ hệ thống ứng dụng quản lý thuế được chuyển qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để gửi cho người nộp thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ của người nộp thuế theo cơ chế “một cửa liên thông”. Việc tạo lập các thông báo, quyết định, văn bản này được thực hiện theo quy định về quản lý thuế trên hệ thống quản lý thuế của ngành thuế; trường hợp chưa tạo lập được trên hệ thống quản lý thuế của ngành thuế thì thực hiện theo quy định tại điểm c khoản này.
c) Thông báo của cơ quan thuế về các quy định, chính sách thuế và các thông báo, quyết định, văn bản khác về thuế.
...
Như vậy, thông báo từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế là các thông báo phản hồi do Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tự động tạo lập và gửi cho người nộp thuế, tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch thuế điện tử bao gồm:
- Thông báo tiếp nhận hồ sơ thuế điện tử, chứng từ nộp NSNN điện tử;
- Thông báo chấp nhận/không chấp nhận hồ sơ thuế điện tử theo mẫu quy định tại Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?