Yêu cầu về kinh nghiệm đối với Chuyên viên chính về hành chính tư pháp? Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc của vị trí này?
Yêu cầu về kinh nghiệm đối với Chuyên viên chính về hành chính tư pháp?
Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính về hành chính tư pháp thuộc Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định chức danh này như sau:
1- Mục tiêu vị trí việc làm: (Tóm tắt tổng quan về vị trí việc làm)
Chủ trì hoặc tham gia xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện văn bản, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về công tác hành chính tư pháp bao gồm công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước, lý lịch tư pháp (đối với cấp Bộ, cấp tỉnh); chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn công tác hành chính tư pháp; thực hiện công tác hành chính tư pháp được phân công (đối với cấp Bộ, cấp tỉnh).
Cũng theo Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính về hành chính tư pháp thuộc Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định chức danh này cần đáp ứng các yêu cầu về kinh nghiệm như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | ● Có thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên thì thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng). ● Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương đã tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. |
Theo đó, Chuyên viên chính về hành chính tư pháp cần có kinh nghiệm làm việc như sau:
- Có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương từ đủ 06 năm trở lên.
+ Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên chính thì thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
- Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Yêu cầu về kinh nghiệm đối với Chuyên viên chính về hành chính tư pháp? Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc của vị trí này? (hình từ internet)
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc của Chuyên viên chính về hành chính tư pháp?
Căn cứ Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính về hành chính tư pháp thuộc Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định về tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc với chức danh này như sau:
Xây dựng văn bản
- Nội dung tham gia đúng tiến độ, chất lượng, kế hoạch theo yêu cầu của người chủ trì.
- Các dự thảo văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành đúng tiến độ, chất lượng.
Hướng dẫn
- Văn bản, tài liệu được ban hành đúng tiến độ, kế hoạch, thời gian và bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của cấp trên.
- Truyền đạt được các nội dung về nghiệp vụ theo phân công để các tổ chức, cá nhân khác hiểu, triển khai được và đạt kết quả.
- Được cơ quan, tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng đánh giá hoàn thành công việc giảng dạy.
Kiểm tra, sơ kết, tổng kết
- Nội dung tham gia đúng tiến độ, chất lượng, kế hoạch theo yêu cầu của người chủ trì.
- Có văn bản, báo cáo kịp thời, đúng quy định được phê duyệt.
Tham gia thẩm định văn bản
Nội dung tham gia thẩm định, góp ý được hoàn thành theo đúng kế hoạch, chất lượng do người chủ trì giao.
Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ
Thực hiện theo đúng quy định, trình tự, thủ tục hoặc tham gia đầy đủ và thực hiện theo yêu cầu của người chủ trì.
Phối hợp thực hiện
Nội dung phối hợp được hoàn thành theo đúng tiến độ kế hoạch, chất lượng theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức.
Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp
Tham dự đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân
Xây dựng, thực hiện kế hoạch theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị, cơ quan và nhiệm vụ được giao.
Quyền hạn cụ thể của Chuyên viên chính về hành chính tư pháp?
Tại Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính về hành chính tư pháp thuộc Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định quyền hạn cụ thể của chức danh này như sau:
4- Phạm vi quyền hạn
4.1 Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
4.2 Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
4.3 Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
4.4 Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
4.5 Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của thủ trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?