Yêu cầu trợ giúp pháp lý không đáp ứng đủ điều kiện quy định thì Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cần xử lý như thế nào?
- Khi tổ chức tiếp người được trợ giúp pháp lý ngay tại trụ sở của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thì cần đảm bảo những yêu cầu gì?
- Để được yêu cầu trợ giúp pháp lý thì cá nhân cần đem theo những giấy tờ gì khi đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước?
- Yêu cầu trợ giúp pháp lý không đáp ứng đủ điều kiện quy định thì Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thì cần xử lý như thế nào?
Khi tổ chức tiếp người được trợ giúp pháp lý ngay tại trụ sở của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thì cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Căn cứ Điều 28 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về địa điểm trợ giúp pháp lý như sau:
Địa điểm tiếp người được trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bố trí nơi tiếp người được trợ giúp pháp lý tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc tại địa điểm khác ngoài trụ sở của tổ chức bảo đảm điều kiện để việc trình bày yêu cầu được dễ dàng, thuận lợi.
2. Tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải niêm yết lịch tiếp, nội quy tiếp người được trợ giúp pháp lý.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Thông tư 12/2018/TT-BTP quy định về các nội dung cần niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
Các nội dung cần niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây viết tắt là Trung tâm) có trách nhiệm niêm yết công khai tại trụ sở làm việc các nội dung sau đây:
a) Lịch tiếp người được trợ giúp pháp lý;
b) Nội quy tiếp người được trợ giúp pháp lý;
c) Người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;
d) Danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm;
đ) Nội dung khác (nếu cần thiết).
2. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm niêm yết công khai tại trụ sở làm việc các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý.
3. Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý có trách nhiệm niêm yết công khai tại trụ sở làm việc các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này trong phạm vi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
Từ các quy định trên thì trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải bảo đảm điều kiện để việc trình bày yêu cầu được dễ dàng, thuận lợi.
Ngay tại trụ sở của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phải niêm yết công khai tại các nội dung sau:
(1) Lịch tiếp người được trợ giúp pháp lý;
(2) Nội quy tiếp người được trợ giúp pháp lý;
(3) Người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;
(4) Danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm;
(5) Nội dung khác (nếu cần thiết).
Yêu cầu trợ giúp pháp lý không đáp ứng đủ điều kiện quy định thì Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thì cần xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Để được yêu cầu trợ giúp pháp lý thì cá nhân cần đem theo những giấy tờ gì khi đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước?
Căn cứ Điều 29 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về các giấy tờ cần mang theo khi yêu cầu trợ giúp pháp lý như sau:
Yêu cầu trợ giúp pháp lý
1. Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu phải nộp hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, gồm có:
a) Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;
b) Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;
c) Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
2. Việc nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau:
a) Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này; xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn;
b) Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này, bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;
c) Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
Theo đó, khi đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước để yêu cầu trợ giúp pháp lý thì cá nhân cần mang theo các giấy tờ như:
(1) Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;
(2) Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;
(3) Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
Khi đến người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý; xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý cho Trung tâm
Lưu ý: Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.
Ngoài hình thức nộp trực tiếp thì cá nhân cũng có thể gửi yêu cầu qua đường bưu chính, qua fax hoặc hình thức điện tử.
Yêu cầu trợ giúp pháp lý không đáp ứng đủ điều kiện quy định thì Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thì cần xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 35 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về việc chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý như sau:
Chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý
1. Trường hợp yêu cầu trợ giúp pháp lý không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 26 của Luật này, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thẩm quyền và thông báo cho người có yêu cầu biết.
2. Trường hợp không đủ nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tại địa phương và thông báo cho người có yêu cầu biết.
Dẫn chiếu Điều 26 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về điều kiện trợ giúp pháp lý như sau:
Phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương;
b) Vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương;
c) Vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu.
2. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi hợp đồng.
3. Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi đăng ký.
Như vậy, trong trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không cư trú tại địa phương hoặc vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương khác so với nơi Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đặt trụ sở thì trung tâm cần chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước khác có thẩm quyền và thông báo cho người có yêu cầu biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền đang chuyển là tài khoản gì? Hướng dẫn phương pháp kế toán tài khoản tiền đang chuyển thế nào?
- Công tác thu thập thông tin giá tài sản, hàng hóa dịch vụ có được thực hiện từ nguồn thông tin về giá trúng đấu giá, đấu thầu không?
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?