Yêu cầu như thế nào về quy hoạch tổng mặt bằng và công tác hoàn thiện đối với trường mầm non quy định như thế nào?
Yêu cầu như thế nào về quy hoạch tổng mặt bằng đối với trường mầm non?
Yêu cầu như thế nào về quy hoạch tổng mặt bằng đối với trường mầm non? (Hình từ Internet)
Theo Mục 4.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về Trường mầm non- Yêu cầu thiết kế có quy định về yêu cầu về quy hoạch tổn mặt bằng như sau:
"4.2. Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng
4.2.1. Trường mầm non bao gồm các khối chức năng sau :
- Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;
- Khối phòng phục vụ học tập;
- Khối phòng tổ chức ăn;
- Khối phòng hành chính quản trị;
- Sân vườn.
4.2.2. Tổng mặt bằng các khối công trình trong trường mầm non cần đảm bảo quy định sau:
a) Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo cần được đặt ở vị trí ưu tiên: trực tiếp đón gió mát về mùa hè, tránh gió lùa và hạn chế gió lạnh về mùa đông; Có biện pháp tránh mưa hắt, tránh bức xạ mặt trời trực tiếp hướng Tây;
b) Sân chơi có đủ nắng, tạo được môi trường không gian phù hợp đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ;
c) Bố trí các khối công trình rõ ràng, đáp ứng nhu cầu sử dụng và quản lý; đảm bảo giao thông nội bộ an toàn và hợp lý.
4.2.3. Diện tích sử dụng đất cần đảm bảo quy định sau:
- Diện tích xây dựng công trình: không lớn hơn 40 %;
- Diện tích sân vườn, cây xanh: không nhỏ hơn 40 %;
- Diện tích giao thông nội bộ: không nhỏ hơn 20 %.
CHÚ THÍCH: Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà trường cho phép tăng diện tích xây dựng công trình nhưng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4.2.4. Trường mầm non không nên thiết kế, xây dựng lớn hơn 3 tầng. Nhóm trẻ ở độ tuổi nhà trẻ nên bố trí ở tầng một. Đối với trường mầm non chuyên biệt chỉ nên xây tối đa là 2 tầng.
CHÚ THICH: Trường hợp thiết kế trên 3 tầng cần bảo đảm an toàn, thuận tiện cho sinh hoạt của trẻ cũng như việc thoát nạn khi có sự cố và phải được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền.
4.2.5. Khoảng cách giới hạn cho phép từ công trình đến chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng tuân thủ điều lệ quản lý quy hoạch của khu vực.
4.2.6. Các chỉ tiêu về quy hoạch khác phải tuân thủ quy định trong văn bản về quy hoạch xây dựng [3]."
Theo đó, về yêu cầu tổng mặt bằng của trường thì trường mầm non bao gồm các khối chức năng như khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; khối phòng phục vụ học tập; khối phòng tổ chức ăn; khối phòng hành chính quản trị; sân vườn.
Ngoài ra đảm bảo về tổng mặt bằng các khối công trình trong trường mầm non và diện tích sử dụng đất.
Trường mầm non quy định về hệ thống phòng cháy chống cháy như thế nào?
Theo Mục 6.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về Trường mầm non - Yêu cầu thiết kế quy định về hệ thống sưởi ấm, điều hòa không khí và hệ thống phòng cháy chữa cháy đối với trường mầm non như sau:
"6.4. Hệ thống phòng cháy chống cháy
6.4.1. Khi thiết kế phòng chống cháy phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn TCVN 2622:1995 và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
6.4.2. Trong trường hợp thiết kế hợp khối thì sàn của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và tường ngăn cách giữa các phòng phải làm bằng vật liệu có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 min.
6.4.3. Chiều rộng cần thiết của lối đi, hành lang, cửa đi, vế thang trên đường thoát nạn được qui định trong Bảng 5.
6.4.4. Phải có bể nước dự trữ và có bơm đảm bảo áp lực nước chữa cháy tại những điểm xa nhất trong trường hợp không có nguồn nước cung cấp hoặc nguồn nước cung cấp không bảo đảm lưu lượng và áp suất. Lượng nước cần thiết để tính toán căn cứ vào lượng nước chữa cháy lớn nhất trong 3h."
Yêu cầu về công tác hoàn thiện đối với trường mầm non quy định ra sao?
Yêu cầu về công tác hoàn thiện được quy định tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về Trường mầm non- Yêu cầu thiết kế cụ thể như sau:
"7. Yêu cầu về công tác hoàn thiện
7.1. Công tác hoàn thiện phải được chú trọng cả trong và ngoài công trình cũng như sân vườn, tường rào và cổng trường. Biển hiệu tên trường tuân thủ theo quy định của Điều lệ Trường Mầm non [6).
7.2. Các chi tiết kiến trúc, mép tường, cạnh cột... không được làm cạnh vuông, góc sắc nhọn. Trong khoảng độ cao nhỏ hơn 1,20 m tính từ mặt sàn (trong khoảng tầm với của trẻ) không được lắp kính có cạnh sắc hoặc dễ vỡ.
7.3. Các cửa đi, cửa sổ của các phòng sinh hoạt chung, phòng của nhóm trẻ/lớp mẫu giáo phải có móc gió giữ các cánh cửa gấp vào tường. Cửa sổ phải có cửa chớp, cửa kính để che ánh sáng và cản mưa, gió lạnh thổi vào. Chấn song cửa phải chắc chắn và an toàn.
7.4. Cầu thang phải có tay vịn, có cửa chắn ở đầu hoặc cuối cầu thang. Lan can cầu thang phải chắc chắn. Khoảng cách giữa các thanh đứng đảm bảo trẻ không chui qua được.
7.5. Những nơi trẻ thường xuyên qua lại cần thiết kế cửa phù hợp và đảm bảo an toàn với các yêu cầu hoạt động của trẻ. Hai mặt cửa phải nhẵn phẳng, không có góc cạnh. Không được làm ngưỡng cửa và cửa lò xo tại các cửa ra vào.
7.6. Mặt tường ngoài nhà ở độ cao 1,30 m trở xuống nơi trẻ hay tiếp xúc không được nhám, gồ ghề. Mặt tường trong nhà dùng vật liệu nhẵn phẳng, dễ làm sạch. Trần và sàn nhà phải được làm nhẵn, ít gờ chỉ, giật cấp. Ở độ cao cách mặt sàn từ 0,5 m đến 0,6 m nên lắp thêm tay nắm chuyên dụng cho trẻ.
7.7. Trong khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo cần ốp chân tường bằng vật liệu dễ cọ rửa, không thấm nước, độ cao ốp được quy định như sau:
a) Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ: từ 0,12 m đến 0,20 m;
b) Phòng tắm, phòng vệ sinh, chia cơm: không nhỏ hơn 1,20 m.
7.8. Sàn phòng vệ sinh phải đảm bảo:
a) Có độ dốc từ 1 % đến 2 % về phía hố thu hoặc lỗ thoát nước ở chân tường, sát mặt sàn;
b) Lát bằng vật liệu không trơn trượt, không thấm nước, dễ cọ rửa.
7.9. Vật liệu hoàn thiện cần đảm bảo yêu cầu về độ bền, không gây nguy hiểm, độc hại, dễ làm sạch, hạn chế sự mài mòn, không bị biến dạng, đảm bảo yêu cầu mỹ thuật và phù hợp với điều kiện khí hậu. Có biện pháp phòng chống mối mọt cho công trình.
7.10. Giải pháp thiết kế phần mái phải đảm bảo yêu cầu chống nóng, chống ồn, chống thấm, chống ăn mòn, chống mưa hắt và chịu được gió bão. Khi sử dụng tấm lợp cho các khu vực ở đô thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển, vùng có gió bão và lốc xoáy, phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp đặt được quy định trong TCVN 8052-1 : 2009 và TCVN 8053 : 2009.
7.11. Khi hoàn thiện sân vườn phải đảm bảo:
a) Vườn cây bãi cỏ, sân phơi phải đúng vị trí, yêu cầu sinh hoạt chung của trẻ;
b) Đúng loại cây cỏ đã được quy định và có chất lượng tốt;
c) Trang thiết bị (ghế bành, cầu trượt, đu quay...) phải được chống ẩm, chống mối mọt, có kết cấu an toàn.
d) Bề mặt sân, bãi tập không được ghồ ghề, trơn trượt
7.12. Đường giao thông nội bộ phải đảm bảo:
a) Đúng vị trí, kích thước theo quy định;
b) Đúng yêu cầu và chức năng sử dụng;
c) Thuận tiện liên hệ và phù hợp kiến trúc cảnh quan của công trình.
7.13. Phải thường xuyên duy tu, bảo dưỡng công trình và các thiết bị (nhất là các thiết bị ngoài trời). Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục các yếu tố có nguy cơ thương tích. Chăm sóc vườn hoa, cây xanh để duy trì môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp."
Như vậy, đối với yêu cầu về công tác hoàn thiện phải được chú trọng cả trong và ngoài công trình cũng như sân vườn, tường rào và cổng trường. Biển hiệu tên trường tuân thủ theo quy định của Điều lệ Trường Mầm non.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?