Yêu cầu kỹ thuật đối với cảng cạn? Các cảng cạn ở Việt Nam hiện nay? Hệ thống phòng cháy chữa cháy của cảng cạn?
Cảng cạn là gì? Cảng cạn cần đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật nào?
Theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Phần I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN108:2021/BGTVT về Cảng cạn ban hành kèm Thông tư 09/2021/TT-BGTVT giải thích thì Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Bên cạnh đó, tại Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN108:2021/BGTVT về Cảng cạn ban hành kèm Thông tư 09/2021/TT-BGTVT cũng có quy định yêu cầu về kỹ thuật đối với cảng cạn như sau:
(1) Yêu cầu về vị trí, quy mô: Vị trí, quy mô cảng cạn phải đảm bảo thuận lợi trong quá trình khai thác, kết nối với hệ thống cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế và đảm bảo các điều kiện sau:
- Phù hợp với quy hoạch hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt.
- Gắn với các hành lang vận tải chính, kết nối trực tiếp với cảng biển; Kết nối đồng bộ hạ tầng giao thông vận tải khác (hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa).
- Phải có ít nhất 02 phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa phương thức hoặc kết nối trực tiếp với một phương thức vận tải có năng lực cao.
- Diện tích yêu cầu của cảng cạn phải đảm bảo:
(i) đủ công suất khai thác thiết kế hiện tại;
(ii) đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức liên quan tại cảng;
(iii) có xét đến sự phát triển của cảng cạn trong tương lai;
(iiii) Diện tích tối thiểu của cảng cạn không được nhỏ hơn 05 ha.
(2) Yêu cầu về chức năng: Cảng cạn phải được thiết kế, quy hoạch tổng mặt bằng bao gồm các phân khu để đảm bảo các chức năng sau:
- Nhận và gửi hàng hóa vận chuyển bằng container, hàng hóa khác.
- Tập kết container, hàng hóa khác để vận chuyển đến cảng biển và các nơi khác theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra và thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Đóng hàng hóa vào và dỡ hàng hóa ra.
- Gom và chia hàng hóa lẻ đối với hàng hóa có nhiều chủ trong cùng container.
- Tạm chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và container.
- Thực hiện các dịch vụ phụ trợ khác.
(3) Yêu cầu về các hạng mục công trình: Cảng cạn được thiết kế, quy hoạch bao gồm các hạng mục công trình chính và phụ trợ để đảm bảo thực hiện các chức năng của cảng, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh, quốc phòng. Các hạng mục công trình tối thiểu phải có tại cảng cạn như sau:
- Hệ thống kho, bãi hàng hóa.
- Bãi đỗ cho các phương tiện vận tải, trang thiết bị bốc xếp hàng hóa và các phương tiện khác hoạt động tại cảng cạn.
- Đường giao thông nội bộ và giao thông kết nối với hệ thống giao thông vận tải công cộng ngoài khu vực cảng cạn.
- Khu văn phòng bao gồm: nhà điều hành, văn phòng làm việc cho các cơ quan liên quan (như hải quan, kiểm dịch, cơ quan kiểm tra chuyên ngành) và cơ sở hạ tầng khác (hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước, thông tin liên lạc).
- Hạ tầng kỹ thuật bao gồm: (i) phục vụ thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải; (ii) phòng cháy, chữa cháy; (iii) phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh trật tự và kiểm soát người, hàng hóa, phương tiện ra, vào (cổng, tường rào, trang thiết bị giám sát, kiểm soát...).
(4) Yêu cầu về bảo trì: Trong quá trình khai thác, các công trình, hạng mục công trình thuộc cảng biển phải đáp ứng yêu cầu về bảo trì như sau:
- Quy trình bảo trì phải được doanh nghiệp khai thác tổ chức lập và phê duyệt theo quy định trước khi đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác.
- Công trình, hạng mục công trình khi đưa vào sử dụng phải được bảo trì thường xuyên theo quy trình bảo trì được phê duyệt.
- Quá trình thực hiện bảo trì phải bảo đảm an toàn đối với con người, tài sản và công trình.
Cảng cạn là gì? Cảng cạn cần đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật nào? (Hình từ Internet)
Danh mục các cảng cạn ở Việt Nam hiện nay?
Danh mục các cảng cạn ở Việt Nam được quy định tại Phụ lục ban hành kèm Quyết định 320/QĐ-BGTVT năm 2024 bao gồm:
TT | Tên cảng cạn | Thuộc địa phận tỉnh, TP trực thuộc TW |
1 | Cảng cạn Km3+4 Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh | Quảng Ninh |
2 | Cảng cạn Tân Cảng Hải Phòng | Hải Phòng |
3 | Cảng cạn Đình Vũ - Quảng Bình | Hải Phòng |
4 | Cảng cạn Hoàng Thành | Hải Phòng |
5 | Cảng cạn Nam Đình Vũ (giai đoạn 1) | Hải Phòng |
6 | Cảng cạn (ICD) Hải Linh | Phú Thọ |
7 | Cảng cạn Tân Cảng Quế Võ | Bắc Ninh |
8 | Cảng cạn Long Biên | Hà Nội |
9 | Cảng cạn Tân cảng Hà Nam | Hà Nam |
10 | Cảng cạn (ICD) Phúc Lộc - Ninh Bình | Ninh Bình |
11 | Cảng cạn Phú Mỹ (giai đoạn 1) | Bà Rịa - Vũng Tàu |
12 | Cảng cạn Tân Cảng Nhơn Trạch | Đồng Nai |
13 | Cảng cạn Tân cảng Long Bình (giai đoạn 1) | Đồng Nai |
14 | Cảng cạn Thạnh Phước | Bình Dương |
Cảng cạn phải được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy như thế nào?
Hệ thống phòng cháy chữa cháy đối với cảng cạn được quy định tại tiểu mục 8.2 Mục 8 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN108:2021/BGTVT về Cảng cạn ban hành kèm Thông tư 09/2021/TT-BGTVT, cụ thể như sau:
- Cảng cạn phải trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng và phương tiện thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy; có phương án thoát nạn, giải tỏa phương tiện, vật tư hàng hóa khi xảy ra cháy, nổ.
- Trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ của cảng cạn phải được đặt đúng nơi quy định và luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.
Tại những vị trí có nguy cơ dễ xảy cháy, nổ hoặc tại các khu vực, địa điểm khác trong cảng phải có dấu hiệu cảnh báo hoặc chỉ dẫn theo quy định của pháp luật.
- Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
- Hệ thống điện, chống sét, thiết bị sử dụng điện, các nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác phải bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
- Về nhân sự: Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ. Người làm nhiệm vụ tại nơi dễ cháy, nổ phải được huấn luyện thành thạo về nghiệp vụ phòng, chống cháy, nổ.
- Tổ chức phòng cháy chữa cháy:
+ Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
+ Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?