Yêu cầu kinh nghiệm đối với Kiểm tra viên cao cấp Thuế? Công việc cụ thể của chức danh nghề nghiệp này?
Yêu cầu kinh nghiệm đối với Kiểm tra viên cao cấp Thuế?
Tại Bản mô tả vị trí việc làm Kiểm tra viên cao cấp Thuế thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định về chức danh nghề nghiệp này như sau:
5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực
5.1- Yêu cầu về trình độ
...
Kinh nghiệm (thành tích công tác)
• Có kinh nghiệm công tác phù hợp với vị trí việc làm
• Có thời gian công tác phù hợp với quy định của ngạch
Theo đó, Kiểm tra viên cao cấp Thuế cần có kinh nghiệm công tác phù hợp với vị trí việc làm. Đồng thời có thời gian công tác phù hợp với quy định của ngạch.
Kiểm tra viên cao cấp Thuế có những công việc cụ thể gì? Và được xem là hoàn thành công việc khi nào?
Tại Bản mô tả vị trí việc làm Kiểm tra viên cao cấp Thuế thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định về chức danh nghề nghiệp này như sau:
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể | Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc |
Tham mưu xây dựng văn bản | 1. Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng của ngành, lĩnh vực về thuế. 2. Chủ trì nghiên cứu đề tài, đề án khoa học cấp Bộ, tỉnh trong lĩnh vực thuế. 3. Chủ trì xây dựng quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ và các văn bản, quy định liên quan; đề xuất sửa đổi bổ sung quy chế, quy trình quản lý thuế phù hợp với tình hình thực tế; | 1. Các văn bản tham gia về lĩnh vực quản lý thuế được Tổ biên tập hoặc người chủ trì soạn thảo thông qua, đảm bảo quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng. 2. Các dự thảo văn bản được phê duyệt và trình cấp có thẩm quyền ban hành |
Hướng dẫn | 1. Chủ trì hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng của ngành, lĩnh vực về thuế. 2. Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, lĩnh vực về thuế. 3. Chủ trì tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác hoạch định và thực thi chính sách của ngành, lĩnh vực về thuế. | 1. Nội dung tham gia xây dựng được hoàn thành theo đúng tiến độ kế hoạch, chất lượng theo yêu cầu của người chủ trì. 2. Được cơ quan tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng đánh giá hoàn thành công việc giảng dạy. |
Kiểm tra | Chủ trì tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng của ngành, lĩnh vực về thuế. - Chủ trì theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thuế; tham mưu, đề xuất xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về thuế. | Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá và có đề xuất kịp thời, đúng kế hoạch, được cấp thẩm quyền phê duyệt xử lý |
Thẩm định các đề án công tác và nghiệp vụ liên quan | Tham gia thẩm định, góp ý các quy định; văn bản pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng liên quan đến ngành, lĩnh vực về thuế; tham gia thẩm định các đề án, đề tài về quản lý thuế. | Phần nội dung tham gia thẩm định được hoàn thành theo đúng kế hoạch, chất lượng do người chủ trì giao |
Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ | Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công. | Đảm bảo quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc ở mức độ cao |
Phối hợp thực hiện trong công tác quản lý thuế | Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công. | Công việc, nhiệm vụ được giao thông suốt, tạo được mối quan hệ công tác tích cực theo đúng quy chế, quy định phối hợp công tác. |
Thực hiện chế độ hội họp | Được tham gia ý kiến, phát biểu trong cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công | Dự họp đúng thành phần, thời gian, địa điểm quy định. |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân | Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nội dung kế hoạch công tác của tổ chức và được thực hiện theo đúng tiến độ, đúng nội dung, đảm bảo chất lượng và thời gian | |
Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao. |
Theo đó, Kiểm tra viên cao cấp Thuế có các công việc cụ thể nêu trên.
Yêu cầu kinh nghiệm đối với Kiểm tra viên cao cấp Thuế? Công việc cụ thể của chức danh nghề nghiệp này? (hình từ internet)
Quyền hạn cụ thể của Kiểm tra viên cao cấp Thuế được quy định ra sao?
Tại Bản mô tả vị trí việc làm Kiểm tra viên cao cấp Thuế thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định về chức danh này như sau:
4- Phạm vi quyền hạn
4.1 Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
4.2 Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
4.3 Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định.
4.4 Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
4.5 Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên.
Như vậy, Kiểm tra viên cao cấp Thuế có các quyền hạn cụ thể nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?