Yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp có bắt buộc phải lập thành hợp đồng dịch vụ giám định không?
Yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp có bắt buộc phải lập thành hợp đồng dịch vụ giám định không?
Yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp được quy định tại khoản 4 Điều 116 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
...
4. Yêu cầu giám định phải lập thành hợp đồng dịch vụ giám định giữa người yêu cầu giám định với tổ chức giám định hoặc với giám định viên.
5. Hợp đồng dịch vụ giám định có thể có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức giám định hoặc giám định viên;
c) Nội dung yêu cầu giám định;
d) Các chứng cứ, tài liệu, hiện vật có liên quan;
đ) Thời hạn trả kết luận giám định;
e) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
g) Địa điểm, thời gian thực hiện việc giám định;
h) Chi phí thực hiện giám định và phương thức thanh toán;
i) Nghiệm thu và thanh lý hợp đồng;
k) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại; phương thức giải quyết tranh chấp.
Như vậy, theo quy định, yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp phải lập thành hợp đồng dịch vụ giám định giữa người yêu cầu giám định với tổ chức giám định hoặc với giám định viên.
Yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp có bắt buộc phải lập thành hợp đồng dịch vụ giám định không? (Hình từ Internet)
Những tổ chức, cá nhân nào có quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp?
Quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 116 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
1. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng bao gồm:
a) Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng;
b) Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng;
c) Tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này có quyền tự mình hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác yêu cầu tổ chức giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng thực hiện giám định.
3. Giám định viên hoạt động độc lập hoặc tổ chức giám định tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định, tiến hành dự toán chi phí thực hiện giám định, thỏa thuận và thực hiện ký kết hợp đồng giám định với tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định, trừ trường hợp từ chối thực hiện giám định theo quy định.
...
Như vậy, theo quy định, các tổ chức, cá nhân sau đây có quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp:
(1) Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp;
(2) Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về quyền sở hữu công nghiệp;
(3) Tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về quyền sở hữu công nghiệp.
Lưu ý: Các tổ chức, cá nhân nêu trên có quyền tự mình hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác yêu cầu tổ chức giám định sở hữu công nghiệp.
Việc giám định sở hữu công nghiệp do ai thực hiện?
Việc giám định sở hữu công nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 119 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Thực hiện giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
1. Việc giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng có thể do một hoặc một số giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng thực hiện. Giám định cá nhân là giám định do một giám định viên thực hiện. Giám định tập thể là giám định do hai giám định viên trở lên thực hiện.
2. Trong trường hợp giám định cá nhân thì giám định viên thực hiện toàn bộ việc giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình. Trong trường hợp giám định tập thể về vấn đề thuộc cùng lĩnh vực chuyên môn thì các giám định viên cùng thực hiện việc giám định, ký tên vào văn bản kết luận giám định chung và cùng chịu trách nhiệm về kết luận giám định; nếu có ý kiến khác nhau thì mỗi giám định viên ghi riêng ý kiến kết luận của mình vào văn bản kết luận giám định chung và chịu trách nhiệm về ý kiến đó. Trong trường hợp giám định tập thể về vấn đề thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau thì mỗi giám định viên thực hiện phần việc của mình và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình.
Như vậy, theo quy định, việc giám định sở hữu công nghiệpcó thể do một hoặc một số giám định viên sở hữu công nghiệp thực hiện:
- Giám định cá nhân là giám định do một giám định viên thực hiện.
- Giám định tập thể là giám định do hai giám định viên trở lên thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?