Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển kim loại dự trữ nhà nước là gì? Quá trình kiểm tra giao nhận kim loại nhập kho dự trữ nhà nước thế nào?

Cho tôi hỏi khi đưa kim loại vào dự trữ nhà nước thì phải chuẩn bị phương tiện vận chuyển như thế nào mới phù hợp? Quá trình thực hiện kiểm tra giao nhận kim loại dự trữ nhà nước nhập kho như thế nào? Câu hỏi đến từ bạn Quân ở tỉnh Đồng Tháp.

Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển kim loại dự trữ nhà nước là gì?

Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12:2011/BTC về dự trữ nhà nước đối với kim loại do Bộ Tài chính ban hành quy định về vận chuyển kim loại dự trữ nhà nước như sau:

THỦ TỤC GIAO NHẬN VÀ BẢO QUẢN KIM LOẠI
3.1. Vận chuyển
- Phương tiện vận chuyển phải sạch, không có hoá chất, muối, phân hoá học... Không được chở kim loại cùng với các chất khác.
- Trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ hạn chế việc tháo dỡ các bao kiện, bó hàng, di dời các ký mã hiệu gắn kèm theo hàng hoá. Trường hợp phải chia nhỏ khối lượng để vận chuyển phải ghi chép, đánh dấu riêng biệt tránh nhầm lẫn; khi hoàn thành việc di chuyển phải hoàn trả các dấu hiệu như ban đầu.
- Kim loại được quy định tránh nước, phải che đậy cẩn thận khi vận chuyển.
- Kim loại màu dạng thỏi, viên khi bốc xếp trong quá trình vận chuyển không được vứt, ném mạnh, không được làm biến dạng hình dáng ban đầu của kim loại.
- Khi vận chuyển nhôm và hợp kim nhôm phải tránh làm xước bề mặt.

Theo đó đối với phương tiện vận chuyển kim loại dự trữ nhà nước thì phải đảm bảo yêu cầu sạch, không có hoá chất, muối, phân hoá học... Không được chở kim loại cùng với các chất khác. Đồng thời phải đảm bảo yêu cầu về các thao tác vận chuyển như quy định trên.

Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển kim loại dự trữ nhà nước là gì? Quá trình kiểm tra giao nhận kim loại nhập kho dự trữ nhà nước thế nào?

Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển kim loại dự trữ nhà nước là gì? Quá trình kiểm tra giao nhận kim loại nhập kho dự trữ nhà nước thế nào? (Hình từ Internet)

Quá trình kiểm tra giao nhận kim loại nhập kho dự trữ nhà nước thực hiện thế nào?

Tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12:2011/BTC hướng dẫn nội dung này như sau:

- Bước đầu trước khi giao nhận nhập kho mỗi lô kim loại phải kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, với hồ sơ gồm có:

+ Chứng nhận xuất xưởng của nhà sản xuất.

+ Chứng nhận nguồn gốc hàng của phòng thương mại và công nghiệp của nước có nhà sản xuất (đối với hàng nhập khẩu).

+ Giám định về quy cách, phẩm chất hàng hoá của cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền.

- 3 nội dung cần kiểm tra khi thực hiện giao nhận kim loại dự trữ nhà nước là:

+ Kiểm tra số lượng, chủng loại

Số lượng, chủng loại kim loại giao nhận đúng với số lượng, chủng loại theo các chứng từ giao nhận.

+ Kiểm tra bao bì

Kiểm tra quy cách sản phẩm (kích thước và mã hiệu), tình trạng bao bì.

+ Kiểm tra chất lượng

++ Kiểm tra bên ngoài: Kiểm tra kích thước, kiểm tra mức độ han gỉ bề mặt.

++ Thành phần hóa học;

++ Tính chất cơ lý;

Thành phần hoá học và tính chất cơ lý của kim loại kiểm tra căn cứ kết quả giám định của cơ quan giám định được công nhận hoặc chỉ định. Khi cần thiết, bên nhập kho dự trữ có thể yêu cầu bên thứ 3 có thẩm quyền giám định lại mác kim loại (cấp chất lượng).

Ghi chú: Việc kiểm tra thành phần hóa học của kim loại do Tổng cục Dự trữ Nhà nước quy định riêng.

- Thực hiện giao nhận, điều chuyển trong phạm vi nội bộ Tổng cục Dự trữ Nhà nước

+ Bàn giao hồ sơ

Khi điều chuyển trong phạm vi nội bộ Tổng cục Dự trữ Nhà nước, các hồ sơ liên quan phải được bàn giao đầy đủ theo từng lô kim loại.

Trường hợp ố kim loại được điều chuyển không trọn cả lô, các hồ sơ liên quan được bàn giao là bản sao hợp pháp. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực là đơn vị giao hàng phải lưu giữ các hồ sơ chính cùng với số kim loại còn lại.

Trong trường hợp toàn bộ lô kim loại được điều chuyển cho nhiều Cục Dự trữ Nhà nước khu vực khác nhau, đơn vị tiếp nhận kim loại nhiều nhất được giữ các hồ sơ chính.

+ Thực hiện kiểm tra sản phẩm khi giao nhận theo 3 nội dung như đã nêu trên.

- Lập biên bản giao nhận

Mọi trường hợp giao nhận đều phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chất lượng, tình trạng thực tế của lô kim loại và các tài liệu hồ sơ kèm theo. Biên bản giao nhận được lưu giữ cùng các hồ sơ pháp lý khác kèm theo lô kim loại.

Có phải lập sổ theo dõi đối với công tác bảo quản kim loại dự trữ nhà nước hay không?

Phải tại sổ theo dõi đối với bảo quản kim loại dự trữ nhà nước theo yêu cầu tại tiết 3.5.2 tiểu mục 3.5 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12:2011/BTC như sau:

Chế độ ghi chép sổ sách theo dõi hàng hóa
...
3.5.2. Sổ theo dõi công tác bảo quản
- Dùng để ghi chép hàng ngày hoặc đột xuất về diễn biến tình hình bảo quản hàng hóa, diễn biến về số lượng, chất lượng. Sổ phải đóng dấu giáp lai, ghi đủ các nội dung theo mẫu, có đủ các thành viên ký tên và đóng dấu đơn vị.
- Thủ kho bảo quản kim loại phải ghi chép đầy đủ các diễn biến về chất lượng, công việc bảo quản, các hư hỏng phát sinh và kết quả xử lý đối với hàng hóa trong quá trình lưu kho. Định kỳ 3 tháng một lần, thủ trưởng Tổng kho phải kiểm tra và ghi nhận xét đánh giá công tác bảo quản vào sổ nhật ký bảo quản.
Dự trữ nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
QCVN 12:2011/BTC về dự trữ nhà nước đối với kim loại? Yêu cầu đối với kim loại trong dự trữ nhà nước ra sao?
Pháp luật
QCVN 13:2011/BTC Quy định về dự trữ nhà nước đối với ô tô, xe và máy chuyên dùng? Ô tô, xe và máy chuyên dùng nhập kho dự trữ nhà nước gồm các loại nào?
Pháp luật
Phó Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Chức danh Phó Vụ trưởng thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ gì? Có năng lực và trình độ như thế nào?
Pháp luật
Trưởng bộ phận chuyên môn thuộc Chi cục Dự trữ Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ gì? Có năng lực chuyên môn như thế nào?
Pháp luật
Lãnh đạo Chi cục Dự trữ Nhà nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ chuyên môn đào tạo và nghiệp vụ?
Pháp luật
Tài sản công tại cơ quan dự trữ nhà nước bao gồm các loại tài sản gì? Quản lý và sử dụng tài sản công tại cơ quan dự trữ nhà nước thế nào?
Pháp luật
Tổng cục Dự trữ Nhà nước thuộc Bộ nào? Tổng cục Dự trữ Nhà nước có chức năng gì? Các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước là các cơ quan nào?
Pháp luật
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực có chức năng gì? Các tổ chức giúp việc cho Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực là các tổ chức nào?
Pháp luật
Bảo quản kim loại dự trữ nhà nước thực hiện theo 3 quy trình là bảo quản lần đầu, bảo quản thường xuyên và bảo quản định kỳ thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự trữ nhà nước
828 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dự trữ nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dự trữ nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào