Yêu cầu dán nhãn đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là xăng dầu được quy định như thế nào?

Bên công ty anh vận chuyển xăng dầu, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên mới đây bên anh bị lập biên bản về việc thiếu biểu tượng về số UN. Vậy có văn bản nào yêu cầu phải dán nhãn ký hiệu, biểu tượng số UN trên xe bồn chở xăng dầu hay không?

Xăng dầu có được xem là hàng hóa nguy hiểm hay không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định về phân loại hàng hóa nguy hiểm như sau:

"Điều 4. Phân loại hàng hóa nguy hiểm
1. Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:
Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.
Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
Loại 2. Khí.
Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
Nhóm 2.3: Khí độc hại.
Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.
Loại 4.
Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
Loại 5.
Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
Loại 6.
Nhóm 6.1: Chất độc.
Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
Loại 7: Chất phóng xạ.
Loại 8: Chất ăn mòn.
Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác."

Theo đó xăng dầu là chất lỏng dễ cháy là loại 3 thuộc các loại hàng hóa nguy hiểm.

Yêu cầu dán nhãn đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là xăng dầu được quy định như thế nào?

Yêu cầu dán nhãn đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là xăng dầu được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Yêu cầu dán nhãn đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là xăng dầu như thế nào?

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định vấn đề này như sau:

"Điều 7. Nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm
1. Việc ghi nhãn hàng hoá nguy hiểm được thực hiện theo quy định của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
2. Phía ngoài mỗi bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm có dán biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm ở vị trí dễ quan sát. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định này.
3. Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng cam, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước báo hiệu nguy hiểm theo mẫu quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định này. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm."

Như việc xe vận chuyển chứa xăng dầu của công ty anh thiếu mã số UN là không đúng quy định theo Điều trên.

Về vật chứa hàng hóa nguy hiểm là xăng dầu thì phải tuân theo điều kiện gì?

Về điều kiện của nội dung nêu trên thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 52/2013/BTNMT như sau:

"Điều 5. Điều kiện về đóng gói, bao bì, vật chứa, ghi nhãn và biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm
1. Yêu cầu về đóng gói, bao bì, vật chứa:
a) Việc đóng gói hàng nguy hiểm và sử dụng các loại vật liệu dùng để làm bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm phải đáp ứng các quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 - Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển và phù hợp với các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng với loại hàng hóa đó (nếu có);
b) Bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm phải đủ vững chắc để chịu được những va chạm tác động trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp, xếp, dỡ; có khả năng chống được sự ăn mòn, không bị hoen gỉ, không phản ứng hóa học với chất chứa bên trong; có khả năng chống thấm, kín và chắc chắn để đảm bảo không rò rỉ khi vận chuyển trong điều kiện bình thường và hạn chế tối đa sự rò rỉ hàng nguy hiểm ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố;
c) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân vận chuyển sử dụng bao bì, vật chứa để tự đóng gói hàng nguy hiểm thì phải thực hiện thử nghiệm và chịu trách nhiệm về kết quả thử nghiệm bao bì, vật chứa đó trước khi sử dụng để tránh rơi lọt hoặc rò rỉ khi vận chuyển;
d) Bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm sau khi sử dụng phải được bảo quản riêng đáp ứng các quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 - Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;
đ) Trường hợp sử dụng lại bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm thì phải làm sạch, bảo đảm kín và không gây ảnh hưởng đến loại hàng mới hoặc gây ô nhiễm môi trường; trường hợp không sử dụng lại hoặc thải bỏ bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm thì phải tuân theo các quy định của Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại."
Hàng hóa nguy hiểm
Xăng dầu Tải trọn bộ các quy định về Xăng dầu hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hàng hóa nguy hiểm là gì? Biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm được dán ở đâu trên bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm?
Pháp luật
Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận nội dung gì?
Pháp luật
Thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch thì sau khi dỡ hết hàng có được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng?
Pháp luật
Quy định về Bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ ngày 15/5/2024 ra sao?
Pháp luật
Từ ngày 15/5/2024 những đối tượng nào phải được huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm? Tiêu chuẩn đối với người huấn luyện ra sao?
Pháp luật
Yêu cầu đối với người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện thủy nội địa từ ngày 15/5/2024 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu nhãn, biểu trưng hàng hóa nguy hiểm của 9 loại hàng hóa nguy hiểm mới nhất 2024 như thế nào?
Pháp luật
Nội dung huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm từ ngày 15/5/2024 tại Nghị định 34/2024/NĐ-CP gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Hàng hóa nguy hiểm được phân thành mấy loại và nhóm loại từ ngày 15/5/2024? Điều kiện của người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đường bộ ra sao?
Pháp luật
Điều kiện đối với phương tiện, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa từ ngày 15/5/2024 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hóa nguy hiểm
3,781 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hóa nguy hiểm Xăng dầu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hàng hóa nguy hiểm Xem toàn bộ văn bản về Xăng dầu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào