Yêu cầu của Thủ tướng đối với các Doanh nghiệp nhà nước về việc thực hiện nhiệm vụ và giải pháp phát triển đất nước hiện nay theo Chỉ thị 09?
- Yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đối với các Doanh nghiệp nhà nước về việc thực hiện nhiệm vụ và giải pháp phát triển đất nước hiện nay theo Chỉ thị 09?
- Vai trò của Doanh nghiệp nhà nước hiện nay theo Chỉ thị 09 của Thủ tướng Chính phủ được quy định ra sao?
- Quy định về Doanh nghiệp nhà nước hiện nay như thế nào?
Yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đối với các Doanh nghiệp nhà nước về việc thực hiện nhiệm vụ và giải pháp phát triển đất nước hiện nay theo Chỉ thị 09?
Căn cứ theo Điều 2 Chị thị 09/CT-TTg năm 2025 có quy định về Yêu cầu của Thủ tướng đối với các Tập đoàn, Tổng công ty và các Doanh nghiệp nhà nước về thực hiện nhiệm vụ và giải pháp phát triển đất nước hiện nay như sau:
Yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty và các Doanh nghiệp nhà nước phải phát huy tinh thần yêu nước, khát vọng, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững; phải nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn với cách tiếp cận thực tiễn, phản ứng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả với tình hình thực tế diễn biến rất nhanh.
Năm 2025, trong bối cảnh cả nước tăng tốc, bứt phá để về đích, thì doanh nghiệp phải tăng tốc, bứt phá và về đích sớm hơn các chủ thể khác. Theo đó, với tinh thần “thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh”, Doanh nghiệp nhà nước phải chủ động xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để phát triển doanh nghiệp, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước, trong đó tập trung tiên phong trong 06 lĩnh vực:
(1) Tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị.
(2) Tiên phong trong đóng góp tích cực, hiệu quả hơn nữa cho 3 đột phá chiến lược, nhất là xây dựng thể chế, đột phá về thể chế đang là điểm nghẽn của điểm nghẽn.
(3) Tiên phong trong tăng tốc, bứt phá tăng trưởng, đóng góp thiết thực, hiệu quả cho tăng trưởng, phát triển đất nước nhanh, bao trùm, bền vững.
(4) Tiên phong trong phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, trong đầu tư nghiên cứu và phát triển.
(5) Tiên phong tích cực tham gia thực hiện chính sách xã hội và an sinh xã hội, bảo đảm công bằng, tiến bộ, không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển của đất nước, nhất là trong chương trình nhà ở xã hội và xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước.
(6) Tiên phong tạo hàng hóa, sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia, nâng cao giá trị sản phẩm của đất nước chúng ta, đề cao ảnh hưởng của đất nước chúng ta, tham gia dẫn dắt các cuộc chơi liên quan tới các chuỗi giá trị toàn cầu.
Yêu cầu của Thủ tướng đối với các Doanh nghiệp nhà nước về việc thực hiện nhiệm vụ và giải pháp phát triển đất nước hiện nay theo Chỉ thị 09? (Hình từ internet)
Vai trò của Doanh nghiệp nhà nước hiện nay theo Chỉ thị 09 của Thủ tướng Chính phủ được quy định ra sao?
Theo khoản 3 Điều 1 Chỉ thị 09/CT-TTg năm 2025 có quy định về vai trò của Doanh nghiệp nhà nước hiện nay theo Chỉ thị 09 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
(1) Phải tiếp tục sáng tạo, thay đổi tư duy, cách làm theo phương châm nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân, doanh nghiệp; cách tiếp cận, giải quyết vấn đề phải bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan, lấy thực tiễn làm thước đo, đổi mới cách làm, nâng cao hiệu suất hiệu quả. Phải huy động sức mạnh của Nhân dân với quan điểm Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của sự phát triển.
(2) Các Tập đoàn, Tổng công ty, Doanh nghiệp nhà nước phải đóng góp nhiều hơn nữa trong rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tiễn, từ đó kiến nghị các giải pháp, đề xuất cấp có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế thông thoáng phù hợp với quy luật của thị trường, trong đó có quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh.
(3) Phải tiếp tục đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, chủ động, tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng bảo đảm tính ổn định và phát triển bền vững.
(4) Tích cực, chủ động nghiên cứu chuyển giao các công nghệ mới để góp phần tăng năng suất lao động, giảm thâm hụt tài nguyên, tăng hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
(5) Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới sáng tạo, quản trị thông minh, đẩy mạnh chuyển đổi số trong mọi mặt hoạt động.
(5) Tập trung phát triển các công trình dự án kết cấu hạ tầng nhất là các dự án trọng điểm, có sức lan tỏa cao góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án, xây dựng đảm bảo tiến độ thi công, tiến độ giải ngân vốn, phấn đấu vượt kế hoạch được giao, làm tiền đề để dẫn dắt, huy động nguồn vốn đầu tư xã hội.
(6) Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, tuyển dụng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực; đào tạo nhân lực chất lượng cao; thu hút, trọng dụng nhân tài.
Quy định về Doanh nghiệp nhà nước hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về Doanh nghiệp nhà nước hiện nay như sau:
(1) Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020
(2) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
(3) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
(4) Ngoài ra, Chính phủ có quy định chi tiết Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng? Phê duyệt bằng hình thức nào? Có được sửa đổi nhiệm vụ khảo sát xây dựng?
- Vé số 10000 đồng bị cháy mất một gốc nhưng còn nguyên dãy số thì có lãnh thưởng được hay không?
- Ngày Quốc tế Gia đình năm 2025 rơi vào thứ mấy? Ý nghĩa của Ngày Quốc tế Gia đình? Ngày Quốc tế Gia đình có phải ngày lễ lớn trong năm?
- Kỹ thuật y có hạng 1 hay không? Có mấy hạng chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hiện nay? Mã số từng hạng là gì?
- Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật định kỳ có lập thành kế hoạch không? Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản được thực hiện ra sao?