Yêu cầu chung đối với việc tính toán thấm dưới đáy công trình trên nền không phải là đá của các công trình thủy lợi là gì?
- Yêu cầu chung đối với việc tính toán thấm dưới đáy công trình trên nền không phải là đá của các công trình thủy lợi là gì?
- Việc lựa chọn phương pháp tính toán thấm dưới đáy công trình được quy định như thế nào?
- Những quy định chung đối với việc kiểm tra độ bền thấm dưới đáy và vai công trình được quy định như thế nào?
Yêu cầu chung đối với việc tính toán thấm dưới đáy công trình trên nền không phải là đá của các công trình thủy lợi là gì?
Căn cứ tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9143:2022 về Công trình thủy lợi - Tính toán thấm dưới đáy và vai công trình trên nền không phải là đá thì:
Yêu cầu chung đối với việc tính toán thấm dưới đáy công trình trên nền không phải là đá của các công trình thủy lợi được quy định như sau:
Yêu cầu đối với giải pháp công trình
Giải pháp công trình để chống thấm ở dưới đáy và vai công trình cần thỏa mãn các điều kiện sau:
- Đảm bảo ổn định và độ bền thấm, cũng như ổn định và độ bền tổng thể của công trình;
- Kết cấu đơn giản, dễ thi công và rút ngắn thời gian thi công;
- Vận hành công trình thuận tiện;
- Có giá thành xây dựng hợp lý.
Nội dung tính toán
- Xác định trị số áp lực do dòng thấm tác dụng lên các bộ phận của công trình;
- Xác định trị số gradient thấm chung và gradient thấm cục bộ tại những vị trí có khả năng gây mất ổn định thấm của nền dưới đáy và vai công trình;
- Xác định trị số lưu lượng thấm qua nền dưới đáy và vai công trình (nếu cần).
Yêu cầu về kiểm tra độ bền thấm
- Kiểm tra độ bền thấm chung;
- Kiểm tra độ bền thấm cục bộ.
Trong đó, Độ bền thấm (Soil endurance against seepage) theo định nghĩa tại tiểu mục 3.8 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9143:2022 về Công trình thủy lợi - Tính toán thấm dưới đáy và vai công trình trên nền không phải là đá là:
Khả năng của đất chống lại các biến hình thấm.
Độ bền thấm bao gồm:
- Độ bền thấm chung (tương ứng với biến hình thấm đặc biệt); và
- Độ bền thấm thông thường (tương ứng với các loại biến hình thấm cục bộ: xói ngầm cơ học, xói ngầm tiếp xúc, đẩy trồi đất, đùn đất tiếp xúc).
Yêu cầu chung đối với việc tính toán thấm dưới đáy công trình trên nền không phải là đá của các công trình thủy lợi là gì? (Hình từ Internet)
Việc lựa chọn phương pháp tính toán thấm dưới đáy công trình được quy định như thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 9.2 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9143:2022 về Công trình thủy lợi - Tính toán thấm dưới đáy và vai công trình trên nền không phải là đá thì:
Việc lựa chọn phương pháp tính toán thấm dưới đáy công trình được quy định như sau:
Đối với Nền là đồng nhất và đẳng hướng
(i) Tính theo phương pháp tỷ lệ đường thẳng để kiểm tra đường viền thấm.
(ii) Tính toán xác định các thông số của dòng thấm:
- Công trình cấp III, cấp IV, nền thấm đơn giản: theo phương pháp tỷ lệ đường thẳng, hoặc phương pháp hệ số sức kháng, hoặc tính theo phương pháp phần tử hữu hạn (xem Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9143:2022 về Công trình thủy lợi - Tính toán thấm dưới đáy và vai công trình trên nền không phải là đá);
- Công trình cấp II, cấp I, cấp đặc biệt hoặc công trình cấp bất kỳ với miền thấm phức tạp: theo phương pháp phần tử hữu hạn;
Đối với Nền không đồng nhất, nhưng thấm ở các lớp là đẳng hướng
(i) Biến đổi tương đương về nền đồng nhất (xem Điều A.1, Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9143:2022 về Công trình thủy lợi - Tính toán thấm dưới đáy và vai công trình trên nền không phải là đá), tính theo phương pháp tỷ lệ đường thẳng để kiểm tra đường viền thấm;
(ii) Tính toán xác định các thông số của dòng thấm: theo phương pháp phần tử hữu hạn (với miền thấm thực).
Đối với Nền thấm dị hướng
(i) Kiểm tra đường viền thấm: theo phương pháp tỷ lệ đường thẳng.
(ii) Tính toán xác định các thông số thấm: theo phương pháp phần tử hữu hạn (với miền thấm thực).
Những quy định chung đối với việc kiểm tra độ bền thấm dưới đáy và vai công trình được quy định như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 12.1 Mục 12 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9143:2022 về Công trình thủy lợi - Tính toán thấm dưới đáy và vai công trình trên nền không phải là đá thì
Những quy định chung đối với việc kiểm tra độ bền thấm dưới đáy và vai công trình được quy định như sau:
Độ bền thấm của nền dưới đáy và vai công trình là sự chống lại khả năng bị biến dạng do tác động của dòng thấm. Khi kiểm tra độ bền thấm dưới đáy và vai công trình cần kiểm tra độ bền thấm chung (độ bền thấm đặc biệt) và độ bền thấm thông thường (độ bền thấm cục bộ).
(i) Độ bền thấm chung là khả năng chống lại biến dạng do tác động của dòng thấm tại một số vị trí không biết trước cũng như không thể tính toán qua các công thức cơ học, mà diễn ra một cách ngẫu nhiên. Một số nguyên nhân gây biến hình thấm chung được đề cập đến như:
- Thi công không đảm bảo chất lượng;
- Hang hốc, lỗ rỗng do vi sinh vật, động vật;
- Lún không đều của công trình mà khi thiết kế không dự kiến được;
- Xói ngầm bên trong gây ra do không xác định được tính không đồng nhất của đất nền;
- Lún của nền đất trong phạm vi các bộ phận nằm ngang của đường viền dưới đất trong khi bản thân công trình không bị lún.
(ii) Độ bền thấm thông thường là khả năng chống lại biến dạng do dòng thấm, xảy ra tại một số vị trí đặc biệt xung yếu được xác định qua các công thức dựa trên các quy luật cơ học. Mất ổn định theo độ bền thấm thông thường thường phát sinh ở vùng cửa ra của dòng thấm phía hạ lưu nơi có thể xảy ra biến hình thấm cục bộ, hoặc ở chỗ tiếp xúc giữa các lớp hạt mịn và hạt thô nơi hiện tượng xói được dự báo trước. Các loại biến hình thấm cục bộ gồm: xói ngầm cơ học, xói tiếp xúc, đẩy trồi đất, đùn đất tiếp xúc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?