Yêu cầu chung đối với các cơ sở kinh doanh tại chợ cần đáp ứng là gì? Để 'Đạt chuẩn Chợ kinh doanh thực phẩm' thì cần đáp ứng được các tiêu chí như thế nào?

Chợ kinh doanh thực phẩm được giải thích như thế nào theo tiêu chuẩn quốc gia? Yêu cầu chung đối với các cơ sở kinh doanh tại chợ cần đáp ứng là gì? Để "Đạt chuẩn Chợ kinh doanh thực phẩm" thì cần đáp ứng được các tiêu chí như thế nào?

Chợ kinh doanh thực phẩm được giải thích như thế nào theo tiêu chuẩn quốc gia?

Theo tiểu mục 3.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11856:2017 có giải thích Chợ kinh doanh thực phẩm (Food business market) như sau:

Chợ truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu của khu vực dân cư, trong đó số cơ sở kinh doanh thực phẩm cố định (cơ sở được giao hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ) chiếm từ 30% tổng số cơ sở kinh doanh cố định tại chợ trở lên.

Điểm kinh doanh tại chợ: bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3m2/điểm.

 Để 'Đạt chuẩn Chợ kinh doanh thực phẩm' thì cần đáp ứng được các tiêu chí như thế nào?

Để 'Đạt chuẩn Chợ kinh doanh thực phẩm' thì cần đáp ứng được các tiêu chí như thế nào?

Yêu cầu chung đối với các cơ sở kinh doanh tại chợ cần đáp ứng là gì?

Theo tiểu mục 5.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11856:2017 có quy định về yêu cầu chung đối với các cơ sở kinh doanh tại chợ như sau:

- Có biển hiệu ghi rõ tên mặt hàng kinh doanh; họ và tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm.

- Thực hiện vệ sinh sạch sẽ khu vực kinh doanh thực phẩm và lối đi hay không gian xung quanh quầy hàng của mình (khu vực trước, sau, phía hai bên của quầy hàng).

- Trang bị đầy đủ, sử dụng thùng rác có nắp đậy, có biện pháp phân loại rác thải và thu dọn, vệ sinh hàng ngày.

- Có đủ trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm an toàn và được vệ sinh sạch sẽ phục vụ kinh doanh, bảo quản thực phẩm phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất và đặc thù sản phẩm kinh doanh.

- Thực phẩm sống được bày bán cánh ly thực phẩm chín để tránh gây lây nhiễm chéo bằng thiết bị, dụng cụ bảo quản phù hợp.

- Sản phẩm thực phẩm không để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng có khả năng gây mất an toàn thực phẩm.

- Bảo đảm sử dụng, kinh doanh chất phụ gia thực phẩm, chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người và không gây ô nhiễm môi trường; thuộc danh mục được phép sử dụng và không vượt quá giới hạn cho phép. Không sử dụng, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có thời hạn sử dụng.

- Không bày bán thực phẩm trực tiếp trên mặt sàn chợ.

- Thực phẩm kinh doanh tại chợ bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Để "Đạt chuẩn Chợ kinh doanh thực phẩm" thì cần đáp ứng được các tiêu chí như thế nào?

Theo Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11856:2017 có quy định về phương pháp đánh giá đối với chợ kinh doanh thực phẩm như sau:

- Phương pháp đánh giá trong tiêu chuẩn này là phương pháp chuyên gia và trên cơ sở các bằng chứng đánh giá theo các tiêu chí đạt mức độ A và B của Bảng Tiêu chí đánh giá đối với chợ kinh doanh thực phẩm (Bảng 1). Chợ “Đạt chuẩn Chợ kinh doanh thực phẩm” khi 100% tiêu chí mức độ A và > 60% tiêu chí mức độ B được đánh giá đạt; Chợ “Chờ hoàn thiện” khi 100% các tiêu chí mức độ A và từ 40%-60% các tiêu chí mức độ B được đánh giá đạt; chợ “Không đạt” khi có 1 tiêu chí mức độ A hoặc > 60% các tiêu chí mức độ B đánh giá không đạt.

Các tiêu chí về cơ sở kinh doanh tại Bảng 1 (Mục II, Bảng 1) sẽ đánh giá toàn bộ các hộ kinh doanh, tiêu chí đó được đánh giá đạt khi 100% cơ sở kinh doanh đạt.

- Các cơ sở kinh doanh từng mặt hàng được đánh giá theo các tiêu chí đánh giá chi tiết từng mặt hàng tại các Bảng: 2, 3, 4, 5, 6. Cơ sở được đánh giá đạt khi 100% tiêu chí mức độ A và > 60% tiêu chí mức độ B được đánh giá đạt; cơ sở được đánh giá “Chờ hoàn thiện” khi 100% các tiêu chí mức độ A và từ 40%-60% các tiêu chí mức độ B được đánh giá đạt; cơ sở được đánh giá “Không đạt” khi có 1 tiêu chí mức độ A hoặc > 60% các tiêu chí mức độ B đánh giá không đạt.

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ quan có thẩm quyền thì được thừa nhận đạt các tiêu chí liên quan.

Chợ kinh doanh thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
TCVN 11856:2017 về yêu cầu chung đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ có nội dung như thế nào?
Pháp luật
Chợ kinh doanh thực phẩm cần đáp ứng những yêu cầu gì về vị trí, địa điểm, cách bố trí sắp xếp, thiết kế và hệ thống ánh sáng?
Pháp luật
Yêu cầu chung đối với các cơ sở kinh doanh tại chợ cần đáp ứng là gì? Để 'Đạt chuẩn Chợ kinh doanh thực phẩm' thì cần đáp ứng được các tiêu chí như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chợ kinh doanh thực phẩm
1,280 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chợ kinh doanh thực phẩm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào