Y tế trường học có phải dọn vệ sinh cho trường học hay không? Thống kê báo cáo và đánh giá về công tác y tế trường học được pháp luật quy định như thế nào?
Y tế trường học có phải dọn vệ sinh cho trường học hay không?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định về công tác y tế trường học do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành:
"Điều 8. Bảo đảm các điều kiện về phòng y tế, nhân viên y tế trường học
1. Phòng y tế trường học
a) Trường học phải có phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh;
b) Phòng y tế của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt được trang bị tối thiểu 01 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân, bàn làm việc, ghế, tủ đựng dụng cụ, thiết bị làm việc thông thường, cân, thước đo, huyết áp kế, nhiệt kế, bảng kiểm tra thị lực, bộ nẹp chân, tay và một số thuốc thiết yếu phục vụ cho công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong phòng y tế học đường của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học. Đối với các cơ sở giáo dục mầm non cần có các trang bị, dụng cụ chuyên môn và thuốc thiết yếu phù hợp với lứa tuổi;
c) Có sổ khám bệnh theo mẫu A1/YTCS quy định tại Thông tư 27/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện, xã; sổ theo dõi sức khỏe học sinh theo mẫu số 01 và sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh theo mẫu số 02 quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
2. Nhân viên y tế trường học
a) Nhân viên y tế trường học phải có trình độ chuyên môn từ y sĩ trung cấp trở lên. Căn cứ điều kiện thực tiễn tại địa phương, các trường học bố trí nhân viên y tế trường học đáp ứng quy định tại Điểm này hoặc ký hợp đồng với Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Trạm Y tế xã) hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ hình thức phòng khám đa khoa trở lên để chăm sóc sức khỏe học sinh;
b) Nhân viên y tế trường học phải được thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn y tế thông qua các hình thức hội thảo, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn do ngành Y tế, ngành Giáo dục tổ chức để triển khai được các nhiệm vụ quy định;
c) Nhân viên y tế trường học có nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo trường học phân công."
Như vậy, trước tiên chị căn cứ vào hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc được ký kết với Nhà trường để xác định nội dung công việc của mình. Theo điểm c nêu trên thì nhân viên y tế trường học ngoài nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh còn có thể thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Nhà trường phân công.
Nhân viên y tế
Nguồn kinh phí thực hiện công tác y tế trường học theo quy định pháp luật
Tại Điều 3 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định như sau:
- Nguồn kinh phí thực hiện công tác y tế trường học bao gồm:
a) Nguồn kinh phí sự nghiệp y tế, giáo dục và đào tạo hằng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành của các đơn vị;
b) Nguồn bảo hiểm y tế học sinh theo quy định hiện hành;
c) Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác.
- Kinh phí thực hiện cho công tác y tế trường học phải được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện công tác y tế trường học được áp dụng theo các quy định hiện hành.
Thống kê báo cáo và đánh giá về công tác y tế trường học được pháp luật quy định như thế nào?
Tại Điều 11 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định:
- Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất
a) Thực hiện báo cáo định kỳ hoạt động y tế trong năm học chậm nhất vào ngày 30 tháng 5 theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này về Trạm Y tế xã trên địa bàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý;
b) Thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên.
- Đánh giá công tác y tế trường học
Các trường học tự tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công tác y tế trường học vào cuối mỗi năm học: Cơ sở giáo dục mầm non đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?