Ý nghĩa ngày Quốc tế thiếu nhi? Ngày 1 6 có phải ngày lễ lớn? Ngày Quốc tế thiếu nhi bắt đầu từ năm nào?
Ý nghĩa ngày Quốc tế thiếu nhi 1 6? Ngày Quốc tế thiếu nhi bắt đầu từ năm nào?
Ngày 1 6 là ngày Quốc tế thiếu nhi. Ngày này, các em không chỉ được nhận những lời chúc mừng đầy yêu thương của ông bà, cha mẹ, người thân mà còn được nhận những món quà đặc biệt.
Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 6, bắt nguồn từ một câu chuyện đau lòng.
Rạng sáng 1 6 1942, quân phát xít Đức bao vây làng Lidice (Tiệp Khắc cũ, nay là Cộng hòa Séc), đã bắt rất nhiều trẻ em trong đó có 104 em thiếu nhi bị đưa vào trại tập trung, 88 em bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho phát xít.
Ngày 10 6 1944, phát xít Đức lại bao vây thị trấn Oradour (Pháp), dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt nhà thờ khiến những người bên trong thiệt mạng.
Để tưởng nhớ đến hàng trăm trẻ em vô tội bị phát xít Đức sát hại nhẫn tâm, năm 1949, Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1 6 hàng năm làm ngày Quốc tế bảo vệ thiếu nhi.
Kể từ năm 1950, ngày 1 6 hàng năm trở thành ngày của thiếu nhi.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
Ý nghĩa ngày Quốc tế thiếu nhi 1 6? Ngày 1 6 có phải ngày lễ lớn? Ngày Quốc tế thiếu nhi bắt đầu từ năm nào? (Hình từ Internet)
Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 6 có phải ngày lễ lớn trong năm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày Quốc tế thiếu nhi không phải là ngày lễ lớn của đất nước theo quy định.
15 Hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em theo quy định hiện nay là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Luật Trẻ em 2016 quy định 15 hành vi bị nghiêm cấm đối với em bé, trẻ embao gồm các hành vi như sau:
(1) Tước đoạt quyền sống của trẻ em.
(2) Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
(3) Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
(4) Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
(5) Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
(6) Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.
(7) Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
(8) Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.
(9) Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.
(10) Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
(11) Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.
(12) Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.
(13) Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.
(14) Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.
(15) Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Stt, cap tổng kết cuối năm học hay và ý nghĩa? Chương trình giáo dục được quy định như thế nào?
- Hoa hậu đi tù có bị tước danh hiệu? Ai có trách nhiệm tước danh hiệu của hoa hậu vi phạm quy định?
- Thông tư 05/2025/TT-BNV về Quy định nghiệp vụ lưu trữ tài liệu lưu trữ số mới nhất ra sao?
- Thời gian Tạm giam Hoa hậu về Tội lừa dối khách hàng là bao lâu? Có được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù hay không?
- Khởi tố hoa hậu phạm tội lừa dối khách hàng khi nào? Phạm tội lừa dối khách hàng có tổ chức đi tù nhiều nhất mấy năm?