Xung đột thông tin là gì? Tổ chức, cá nhân trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng có trách nhiệm như thế nào?

Tổ chức, cá nhân trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng có trách nhiệm như thế nào? Quản lý nhà nước về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng được quy định như thế nào? Đây là câu hỏi của anh Q.A đến từ Quảng Ninh.

Xung đột thông tin là gì?

Xung đột thông tin được giải thích tại khoản 14 Điều 3 Luật An toàn thông tin mạng 2015 như sau:

Xung đột thông tin là việc hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin trên mạng.

Theo đó, xung đột thông tin là việc hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin trên mạng.

xung đột thông tin

Xung đột thông tin là gì? (Hình từ Internet)

Tổ chức, cá nhân trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng có trách nhiệm như thế nào?

Tổ chức, cá nhân trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng có trách nhiệm được quy định tại Điều 28 Luật An toàn thông tin mạng 2015 như sau:

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
1. Tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Ngăn chặn thông tin phá hoại xuất phát từ hệ thống thông tin của mình; hợp tác xác định nguồn, đẩy lùi, khắc phục hậu quả tấn công mạng được thực hiện thông qua hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
b) Ngăn chặn hành động của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có mục đích phá hoại tính nguyên vẹn của mạng;
c) Loại trừ việc tổ chức thực hiện hoạt động trái pháp luật trên mạng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
2. Chính phủ quy định chi tiết về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

Như vậy, tổ chức, cá nhân trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng có trách nhiệm như sau:

- Ngăn chặn thông tin phá hoại xuất phát từ hệ thống thông tin của mình; hợp tác xác định nguồn, đẩy lùi, khắc phục hậu quả tấn công mạng được thực hiện thông qua hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

- Ngăn chặn hành động của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có mục đích phá hoại tính nguyên vẹn của mạng;

- Loại trừ việc tổ chức thực hiện hoạt động trái pháp luật trên mạng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Quản lý nhà nước về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng được quy định như thế nào?

Quản lý nhà nước về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng được quy định tại Điều 19 Nghị định 142/2016/NĐ-CP như sau:

Quản lý nhà nước về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng với các mục đích sau đây:
a) Phòng, chống chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;
b) Ngăn chặn các lực lượng quân sự nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin; hoặc các tổ chức trong nước, nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin quân sự, quốc phòng, các hệ thống thông tin có cấp độ 3 trở lên mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đến quốc phòng.
3. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng giữa hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng giữa hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây mất an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin, gây tổn hại tới sản xuất, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và lợi ích công cộng theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Theo đó, quản lý nhà nước về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng được quy định như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

- Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng với các mục đích sau đây:

+ Phòng, chống chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;

+ Ngăn chặn các lực lượng quân sự nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin; hoặc các tổ chức trong nước, nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin quân sự, quốc phòng, các hệ thống thông tin có cấp độ 3 trở lên mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đến quốc phòng.

- Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng giữa hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an.

- Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng giữa hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây mất an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin, gây tổn hại tới sản xuất, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và lợi ích công cộng theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Xung đột thông tin trên mạng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nội dung việc xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng bao gồm những vấn đề gì?
Pháp luật
Trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng thì cá nhân có trách nhiệm như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng gồm các nội dung nào?
Pháp luật
Kết quả xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng là gì? Việc xác định nguồn gốc gây xung đột nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Tổ chức không phối hợp khắc phục xung đột thông tin trên mạng thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Loại trừ xung đột thông tin trên mạng là gì? Loại trừ xung đột thông tin trên mạng được thực hiện khi có các yếu tố nào?
Pháp luật
Xung đột thông tin là gì? Tổ chức, cá nhân trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là những cơ quan nào? Cơ quan này có những trách nhiệm gì?
Pháp luật
Tổ chức không khắc phục xung đột thông tin trên mạng thuộc phạm vi quản lý thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Không phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để loại trừ xung đột thông tin trên mạng thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Việc xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng gồm những nội dung nào? Trách nhiệm trong xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xung đột thông tin trên mạng
1,299 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xung đột thông tin trên mạng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xung đột thông tin trên mạng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào