Xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập như nào?
- Thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập, doanh nghiệp kiểm toán bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Khoản lợi ích bất hợp pháp thu được khi thực hiện kiểm toán cho khách hàng không bảo đảm tính độc lập được xử lý thế nào?
- Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền phạt tiền doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cho khách hàng không bảo đảm tính độc lập?
Thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập, doanh nghiệp kiểm toán bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo điểm a khoản 1 Điều 45 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định về chấp nhận thực hiện kiểm toán như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chấp nhận thực hiện kiểm toán
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật.
...
Theo đó, thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập, doanh nghiệp kiểm toán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với múc phạt tiền từ từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền đối với doanh nghiệp thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập? (Hình từ Internet)
Khoản lợi ích bất hợp pháp thu được khi thực hiện kiểm toán cho khách hàng không bảo đảm tính độc lập được xử lý thế nào?
Theo khoản 2 Điều 45 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định về chấp nhận thực hiện kiểm toán như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chấp nhận thực hiện kiểm toán
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, doanh nghiệp kiểm toán phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được khi thực hiện kiểm toán cho khách hàng không bảo đảm tính độc lập.
Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền phạt tiền doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cho khách hàng không bảo đảm tính độc lập?
Theo khoản 1 Điều 69 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 70 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra tài chính
1. Thanh tra viên tài chính các cấp có quyền xử phạt cảnh cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
2. Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Theo đó, Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính tối đa đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Đây là mức phạt áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân (Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP).
Tức là đối với tổ các tổ chức có hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính tối đa đến 100.000.000 đồng.
Như vậy, Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền phạt tiền đối với doanh nghiệp thực hiện kiểm toán cho khách hàng không bảo đảm tính độc lập (mức phạt cao nhất áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện kiểm toán cho khách hàng không bảo đảm tính độc lập là 20.000.000 đồng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?