Xử phạt khi vô ý làm cháy rừng như thế nào? Phá rừng trái pháp luật là như thế nào? Về thẩm quyền xử phạt và việc phân định thẩm quyền ra sao?

Nguyễn Văn A (sinh năm 1980, trú xã X huyện Phú Ninh, tỉnh Q) vào khoảng 6 giờ 00 ngày 20/7/2021 sau khi dọn sạch rẫy keo gom rác lại đốt cho sạch rẫy sau khi khoanh vùng lửa và nghỉ đã dập tắt lửa nên đi về nhà, đến khoảng 12 giờ cùng ngày thì đám cháy trên bùng phát do gió dẫn đến cháy những rừng keo lá tràm xung quanh (của các hộ ông Nguyễn X, Trần Y, Hà C) thiệt hại khoảng 90 triệu đồng, và ông A đã thỏa thuận đền bù đủ cho các hộ trên và các hộ trên không có yêu cầu khiếu kiện gì. Hành vi của A đã cấu thành tội phạm chưa, nếu phạm tội thì phạm tội gì? Nếu không phạm tội thì hành vi của ông A có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Nếu có thì hình thức như thế nào, thẩm quyền xử phạt? Trường hợp ông A đã đền bù cho các hộ trên và các hộ trên không có khiếu kiện gì thì cơ quan chức năng không xử lý ông A được không? Nếu không xử lý thì căn cứ nào? Xin nhờ Thư viện pháp luật tư vấn giúp.

Xử phạt như thế nào khi vô ý làm cháy rừng?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 (khoản này được sửa đổi bởi điểm a khoản 63 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2);
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2);
đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;
e) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
g) Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Theo đó, hành vi của ông A là đốt cho sạch rẫy và vô tình làm cháy rừng, không phải là đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng, do đó, không phạm tội hình sự.

Xử phạt khi làm cháy rừng

Xử phạt khi làm cháy rừng

Phá rừng trái pháp luật là như thế nào?

Căn cứ Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp như sau:

Hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 3.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích dưới 500 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 300 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 100 m2;
đ) Thực vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá dưới 4.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá dưới 3.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 6.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 500 m2 đến dưới 1.000 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 300 m2 đến dưới 600 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 100 m2 đến dưới 200 m2;
đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 6.000 m2 đến dưới 9.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 1.500 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 600 m2 đến dưới 900 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 200 m2 đến dưới 300 m2;
đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 7.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
...

Như vậy, theo quy định trên thì đối với hành vi vô ý làm cháy rừng sẽ tùy diện tích mà có mức xử phạt cụ thể.

Về thẩm quyền xử phạt và việc phân định thẩm quyền ra sao?

Căn cứ Điều 34 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về việc phân định thẩm quyền xử phạt như sau:

1. Những người có thẩm quyền của Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành, Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 và Điều 29 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Những người có thẩm quyền của lực lượng Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 13, Điều 17, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 và Điều 24 theo thẩm quyền quy định tại Điều 30 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Những người có thẩm quyền của lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 22, Điều 23 và Điều 24 theo thẩm quyền quy định tại Điều 31 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Như vậy, kiểm lâm hay công an đều có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này, phải xem cơ quan nào tiếp nhận vụ việc này. Ông A đã đền bù cho các hộ trên và các hộ trên không có khiếu kiện gì thì cơ quan chức năng vẫn tiến hành xử phạt được, việc ông A chấp nhận đền bù có thể xem là 1 tình tiết giảm nhẹ.

Cháy rừng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông báo nhanh khi có vụ cháy rừng xảy ra qua thư điện tử được không? Vụ cháy rừng có nhiều lực lượng tham gia thì người chỉ huy là ai?
Pháp luật
Chủ rừng hút thuốc trong rừng sản xuất gây cháy thì bị xử lý hành chính như thế nào? Chủ rừng có bị xử lý hình sự không?
Pháp luật
Trong mùa nắng nóng kéo dài thì việc trực phòng cháy và chữa cháy rừng sẽ thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Nắng nóng kéo dài có gây cháy rừng hay không? Nắng nóng kéo dài thì các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng nào cần phải đẩy mạnh thực hiện?
Pháp luật
Cháy rừng do tự nhiên có phải là thiên tai hay không? Khi cháy rừng xảy ra thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Khi dự báo cháy rừng đạt cấp độ bao nhiêu thì UBND chỉ đạo các lực lượng rà soát, xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao trên địa bàn?
Pháp luật
Cháy rừng do tự nhiên là gì? Tin dự báo, cảnh báo cháy rừng do tự nhiên gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Chủ rừng là cá nhân có bắt buộc phải tuyên truyền và phổ biến các kiến thức về phòng cháy và chữa cháy rừng cho người dân xung quanh hay không?
Pháp luật
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có được chỉ đạo chữa cháy rừng hay không? Ai là người có chức vụ cao nhất chỉ huy cứu nạn cứu hộ tại nơi chữa cháy rừng?
Pháp luật
Xử phạt hành chính đối với hành vi gây cháy rừng ra sao? Chủ rừng khi được giao rừng mà không thực hiện biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định có bị xử phạt hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cháy rừng
14,622 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cháy rừng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cháy rừng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào