Xử phạt hành vi xây chuồng trại chăn nuôi trên đất hành lang thủy lợi ra sao? Hành vi vi phạm phá hoại đê điều bị xử phạt như thế nào?

Người dân xây dựng chuồng trại chăn nuôi và trồng cây trên đất hành lang thủy lợi (mương thoát tiêu nước) thì cơ quan nào có thẩm quyền lập biên bản vi phạm? (UBND cấp xã hay xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi). Và xử lý vi phạm theo điều khoản nào? Rất mong nhận được sự trợ giúp sớm của quý cơ quan.

Xử phạt hành vi xây chuồng trại chăn nuôi trên đất hành lang thủy lợi ra sao?

Căn cứ Điều 24 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều như sau:

Điều 24. Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm lều, quán, tường; xây dựng các công trình tạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Đào, cuốc, xới, đánh vầng cỏ, gieo trồng các loại cây hoa màu trên bờ, mái kênh, mái đập đất.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng lò gạch, lò vôi, công trình phụ, chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Nuôi trồng thủy sản không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
c) Phá dỡ, xê dịch mốc chỉ giới, biển báo của công trình thủy lợi hoặc tự ý đấu nối kênh, đường ống dẫn nước;
d) Hoạt động nghiên cứu khoa học, trồng cây lâu năm không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
đ) Đào đắp ao, hồ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
e) Neo, đậu tàu, thuyền vào công trình thủy lợi khi có biển cấm;
g) Sử dụng phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi:
a) Không gửi báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy lợi theo nội dung và thời gian quy định;
b) Không thực hiện kiểm tra đập, hồ chứa thủy lợi theo nội dung và chế độ quy định;
c) Không có hoặc không tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công;
d) Không thực hiện kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi theo quy định;
đ) Không thực hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy lợi;
e) Không có hoặc không thực hiện phương án bảo vệ đã được phê duyệt;
g) Không có hoặc không rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm hoặc không thực hiện phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đã được phê duyệt.
4. Phạt tiền đối với hành vi mở rộng quy mô công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng, cơi nới, lấn chiếm làm tăng diện tích công trình dưới 10 m2;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng, cơi nới, lấn chiếm làm tăng diện tích công trình từ 10 m2 đến dưới 30 m2;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng, cơi nới, lấn chiếm làm tăng diện tích công trình trên 30 m2.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi kết cấu công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng công trình ngầm không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Khoan, đào khảo sát địa chất; khoan, đào thăm dò, thi công công trình, khai thác nước dưới đất không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Tổ chức các hoạt động du lịch, thể thao không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
d) Khai thác nước trái phép từ công trình thủy lợi;
đ) Khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi nhưng không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi;
b) Xây dựng nhà ở, cầu, kè, nơi sản xuất và các công trình kiên cố khác không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Ngăn, lấp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Lập bến bãi, tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; các điểm a, b, c, d, đ khoản 2; khoản 4; khoản 5; các điểm a, b, c khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ khoản 6 Điều này.

Tuy nhiên mức xử phạt quy định tại điều này đối với cá nhân còn tổ chức sẽ gấp đôi (khoản 2 Điều 6 Nghị định Nghị định 03/2022/NĐ-CP).

Chăn nuôi

Chăn nuôi

Hành vi vi phạm phá hoại đê điều bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 27. Hành vi vi phạm phá hoại đê điều
1. Phạt tiền đối với hành vi phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê như sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với số lượng dưới 05 cây;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với số lượng từ 05 cây đến dưới 10 cây;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với số lượng từ 10 cây đến dưới 30 cây;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với số lượng từ 30 cây đến dưới 50 cây;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với số lượng từ 50 cây đến dưới 100 cây;
e) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với số lượng từ 100 cây trở lên.
2. Phạt tiền đối với các hành vi cuốc, xới, rẫy cỏ, gieo trồng các loại cây hằng năm, cây lâu năm trên đê, trồng cây lâu năm trong hành lang bảo vệ đê như sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với diện tích dưới 01 m2 hoặc dưới 03 cây lâu năm;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích từ 01 m2đến dưới 05 m2 hoặc từ 03 cây đến dưới 10 cây lâu năm;
c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích từ 05 m2 đến dưới 10 m2 hoặc từ 10 cây đến dưới 30 cây lâu năm;
d) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích từ 10 m2đến dưới 50 m2 hoặc từ 30 cây đến dưới 50 cây lâu năm;
đ) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích từ 50 m2 đến dưới 100 m2 hoặc từ 50 cây đến dưới 100 cây lâu năm;
e) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích từ 100 m2 đến dưới 400 m2 hoặc từ 100 cây đến dưới 200 cây lâu năm;
g) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích từ 400 m2 trở lên hoặc từ 200 cây lâu năm trở lên.
3. Phạt tiền đối với hành vi chiếm dụng, sử dụng, di chuyển sai quy định hoặc làm hư hỏng công trình phụ trợ đê điều như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chiếm dụng, sử dụng sai quy định công trình phụ trợ đê điều;
b) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi di chuyển sai quy định hoặc làm hư hỏng công trình phụ trợ đê điều.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối hành vi đào ao, đào giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều.
5. Phạt tiền đối với hành vi đào, bạt, xẻ mặt đê, mái đê, cơ đê và chân đê như sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với khối lượng dưới 0,3 m3;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khối lượng từ 0,3 m3 đến dưới 01 m3;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khối lượng từ 01 m3 đến dưới 02 m3;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khối lượng từ 02 m3 đến dưới 03 m3;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với khối lượng từ 03 m3 đến dưới 05 m3;
e) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với khối lượng từ 05 m3 đến dưới 10 m3;
g) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với khối lượng từ 10 m3 đến dưới 15m3;
h) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khối lượng từ 15 m3 trở lên.

Tuy nhiên mức xử phạt quy định tại điều này đối với cá nhân còn tổ chức sẽ gấp đôi (khoản 2 Điều 6 Nghị định Nghị định 03/2022/NĐ-CP).

Như vậy tại chương V của Nghị định này có quy định về thẩm quyền xử phạt hành chính, theo đó có rất nhiều cơ quan có thẩm quyền xử phạt (bao gồm cả UBND cấp xã), còn xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi thì không có thẩm quyền xử phạt (vì xí nghiệp không phải cơ quan nhà nước). Do đó, khi phát hiện hành vi, xí nghiệp có quyền gửi thông báo cho một trong các cơ quan có thẩm quyền tại chương V, cơ quan nào lập biên bản sẽ tiến hành xử phạt theo đúng thẩm quyền.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:

Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi
1. Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.
2. Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
3. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
4. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.
5. Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
6. Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
7. Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
8. Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
9. Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.
10. Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.
11. Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.
12. Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
13. Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.
14. Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp.
Chăn nuôi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Chăn nuôi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi
Pháp luật
Xử phạt hành vi xây chuồng trại chăn nuôi trên đất hành lang thủy lợi ra sao? Hành vi vi phạm phá hoại đê điều bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Danh mục chất cấm trong chăn nuôi hiện nay? Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị phạt tới 160 triệu đồng?
Pháp luật
Kinh doanh sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Chăn nuôi gà có mã ngành kinh tế là bao nhiêu? Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh chăn nuôi gà gồm những gì?
Pháp luật
Người học ngành chăn nuôi thì có được phép mở phòng khám thú y thực hiện phẫu thuật động vật không?
Pháp luật
Quy định mới về khoảng cách an toàn tối thiểu trong chăn nuôi trang trại từ ngày 1/2/2024 như thế nào?
Pháp luật
Loại vật nuôi và số lượng vật nuôi tối thiếu phải kê khai mới nhất năm 2024 như thế nào? Mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi mới nhất năm 2024?
Pháp luật
Tôi muốn chăn nuôi gia cầm dưới hình thức chăn nuôi trang trại quy mô lớn thì nên làm thủ tục gì để được Nhà nước cho phép?
Pháp luật
Xử phạt khi xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp? Sử dụng chất tăng trọng trong chăn nuôi có bị cấm không?
Pháp luật
Hoạt động chăn nuôi là gì? Tổ chức, cá nhân chăn nuôi từ bao nhiêu con thì phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chăn nuôi
2,042 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chăn nuôi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chăn nuôi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào