Xử phạt đối với cơ sở không thực hiện xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất an toàn phòng chống dịch
- Về quy định xử phạt đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất không xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất an toàn phòng chống dịch
- Xử phạt đối với trường hợp cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thực hiện theo yêu cầu tại Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2021
- Về hành vi nhà máy, cơ sở sản xuất có xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất an toàn đã được UBND huyện phê duyệt nhưng không thực hiện đúng theo phương án, kế hoạch đã được duyệt
Về quy định xử phạt đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất không xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất an toàn phòng chống dịch
Quy định tại Mục 4 Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ghi nhận hướng dẫn xử phạt đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất không xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất an toàn phòng chống dịch như sau:
- Yêu cầu đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình xây dựng trọng điểm cấp bách
+ Đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất ngoài Khu/Cụm công nghiệp phải đảm bảo: Đăng ký hoạt động sản xuất với UBND xã, phường, thị trấn (số lượng, danh sách lao động, phương án đảm bảo sản xuất an toàn phòng chống dịch, thời gian hoạt động sản xuất) và đảm bảo thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch; chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương về công tác phòng chống dịch của đơn vị.
+ Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong các Khu/Cụm công nghiệp
Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp Trưởng Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, Giám đốc Sở Công Thương chịu trách nhiệm toàn diện và triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại Khu/Cụm công nghiệp đảm bảo an toàn phòng chống dịch, đảm bảo hoạt động sản xuất hàng hóa, không để đứt gãy; quản lý nơi ở, di biến động của các công nhân, lao động trong Khu/Cụm công nghiệp đóng trên địa bàn.
Nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong các Khu/Cụm công nghiệp phải xây dựng phương án sản xuất an toàn “3 tại chỗ: sản xuất, ăn uống, nghỉ ngơi tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến” được UBND quận, huyện, thị xã phê duyệt và thực hiện nghiêm theo phương án đã được phê duyệt. Sẵn sàng phương án, kịch bản duy trì sản xuất an toàn trong trường hợp nhà máy bị phong tỏa, cách ly, lấy nhà máy là nơi cách ly và ổn định sản xuất.
UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì phối hợp với MTTQ, Liên đoàn lao động tại cơ sở, chủ doanh nghiệp thường xuyên quan tâm, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm thiết yếu cho công nhân.
+ Các công trình xây dựng trọng điểm cấp bách: Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng phối hợp các đơn vị liên quan báo cáo UBND Thành phố xem xét cho phép hoạt động để đảm bảo tiến độ và phải đáp ứng yêu cầu an toàn phòng chống dịch bệnh.
Theo đó, UBND quy định yêu cầu đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất ngoài Khu/Cụm công nghiệp thì phải đảm bảo đăng ký hoạt động sản xuất với cơ quan có thẩm quyền, trong đó có bao gồm xây dựng phương án đảm bảo sản xuất an toàn phòng chống dịch, thời gian hoạt động sản xuất. Đối với trường hợp không được phê duyệt hoạt động thì phải thực hiện theo yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ tại Mục 3 Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Xử phạt đối với cơ sở không thực hiện xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất an toàn phòng chống dịch
Xử phạt đối với trường hợp cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thực hiện theo yêu cầu tại Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2021
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP ghi nhận như sau:
“Điều 14. Vi phạm quy định khác về y tế dự phòng
[...]
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trừ các trường hợp quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Nghị định này.
[...]”.
Như vậy đối với trường hợp cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thực hiện theo yêu cầu tại Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).
Về hành vi nhà máy, cơ sở sản xuất có xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất an toàn đã được UBND huyện phê duyệt nhưng không thực hiện đúng theo phương án, kế hoạch đã được duyệt
Hiện nay, các quy định hiện hành không ghi nhận cụ thể về xử phạt vi phạm đối với hành vi “nhà máy, cơ sở sản xuất có xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất an toàn đã được UBND huyện phê duyệt nhưng không thực hiện đúng theo phương án, kế hoạch đã được duyệt”. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của người hỗ trợ, đối với hành vi như Anh trao đổi thì khi cơ sở sản xuất không đảm bảo thực hiện đúng theo phương án đã được phê duyệt thì không còn đảm bảo điều kiện được hoạt động sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do đó hành vi này cũng được xác định là hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP đã nêu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?