Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLG) là gì? Ngôn ngữ tự nhiên là gì? Ví dụ về ứng dụng AI dựa trên xử lý ngôn ngữ tự nhiên?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLG) là gì? Ngôn ngữ tự nhiên là gì? Ví dụ về ứng dụng AI dựa trên xử lý ngôn ngữ tự nhiên? Câu hỏi của anh K.G.Q đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ngôn ngữ tự nhiên là gì?

Căn cứ tại tiết 3.6.7 tiểu mục 3.6 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13902:2023 (ISO/IEC 22989:2022) về Công nghệ thông tin - Trí tuệ nhân tạo - Các khái niệm và thuật ngữ trí tuệ nhân tạo thì:

Ngôn ngữ tự nhiên (natural language) được hiểu là ngôn ngữ đã và đang được sử dụng tích cực trong một cộng đồng người và các quy tắc của nó được rút ra từ quá trình sử dụng.

CHÚ THÍCH 1: Ngôn ngữ tự nhiên là ngôn ngữ bất kỳ nào của con người, có thể được diễn đạt bằng văn bản, lời nói, ngôn ngữ ký hiệu v.v..

CHÚ THÍCH 2: Ngôn ngữ tự nhiên là bất kỳ ngôn ngữ nào của con người, chẳng hạn như tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập, tiếng Trung hoặc tiếng Nhật, được phân biệt với ngôn ngữ lập trình và ngôn ngữ hình thức, chẳng hạn như Java, Fortran, C++ hoặc logic bậc nhất.

[nguồn: ISO/IEC 15944-8: 2012, 3.82 được sửa đổi - “và các quy tắc trong đó chủ yếu được rút ra từ việc sử dụng” được thay thế bằng “và các quy tắc của nó được rút ra từ quá trình sử dụng”. Xóa dấu phẩy sau “Tiếng Trung” trong CHÚ THÍCH 2].

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLG) là gì? Ngôn ngữ tự nhiên là gì? Ví dụ về ứng dụng AI dựa trên xử lý ngôn ngữ tự nhiên?

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLG) là gì? Ngôn ngữ tự nhiên là gì? Ví dụ về ứng dụng AI dựa trên xử lý ngôn ngữ tự nhiên? (Hình từ Internet)

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLG) là gì?

Căn cứ tại tiết 3.6.9 tiểu mục 3.6 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13902:2023 (ISO/IEC 22989:2022) về Công nghệ thông tin - Trí tuệ nhân tạo - Các khái niệm và thuật ngữ trí tuệ nhân tạo thì:

(i) Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing)

NLP

<hệ thống> Xử lý thông tin dựa vào hiểu biết ngôn ngữ tự nhiên ((3.6.11) hoặc tạo ngôn ngữ tự nhiên (3.6.8).

(ii) Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing)

NLP

<quy tắc> Quy tắc liên quan đến cách thức hệ thống thu nhận, xử lý và diễn giải ngôn ngữ tự nhiên (3.6.7).

Trong đó, căn cứ tại tiết 3.6.11 tiểu mục 3.6 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13902:2023 (ISO/IEC 22989:2022) thì:

Hiểu biết ngôn ngữ tự nhiên (natural language understanding) - NLU

Hiểu ngôn ngữ tự nhiên (natural language Comprehension)

Thông tin dạng văn bản hoặc lời nói được trích xuất bởi một khối chức năng và truyền đạt nó thành một ngôn ngữ tự nhiên (3.6.7), tạo một mô tả cho cả văn bản hoặc lời nói đã cho và những gì nó thể hiện.

[Nguồn: ISO/IEC 2382:2015, 2123786 đã được sửa đổi - bỏ ghi chú, bỏ gạch nối trong “ngôn ngữ - tự nhiên”, bổ sung từ viết tắt NLU].

Đồng thời, theo quy định tại tiết 9.2.1 tiểu mục 9.2 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13902:2023 (ISO/IEC 22989:2022) về Công nghệ thông tin - Trí tuệ nhân tạo - Các khái niệm và thuật ngữ trí tuệ nhân tạo thì:

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên là xử lý thông tin dựa trên sự hiểu biết ngôn ngữ tự nhiên và tạo ra ngôn ngữ tự nhiên. Điều này bao gồm việc phân tích và tạo ngôn ngữ tự nhiên trên cơ sở văn bản hoặc lời nói.

Bằng cách sử dụng các tính năng của NLP, máy tính có thể phân tích văn bản viết bằng ngôn ngữ của con người và xác định các khái niệm, thực thể, từ khóa, quan hệ, cảm xúc, tình cảm và các đặc điểm khác để sau đó cho phép người dùng hiểu rõ về nội dung. Với những khả năng đó, máy tính cũng có thể tạo ra văn bản hoặc giọng nói để giao tiếp với người dùng.

Hệ thống xử lý ngôn ngữ tự nhiên có khả năng sử dụng ngôn ngữ tự nhiên cho đầu vào hoặc xuất nó ở đầu ra ở dạng văn bản hoặc lời nói và có khả năng xử lý chúng bằng các phần tử xử lý ngôn ngữ tự nhiên.

Ví dụ về hệ thống nêu trên có thể là hệ thống đặt vé tự động cho một công ty hàng không, nó có thể nhận cuộc gọi từ khách hàng và đặt chuyến bay cho họ. Một hệ thống như vậy cần có các phần tử hiểu và tạo được ngôn ngữ tự nhiên.

Ví dụ về ứng dụng AI dựa trên xử lý ngôn ngữ tự nhiên?

Theo quy định tại tiết 9.2.1 tiểu mục 9.2 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13902:2023 (ISO/IEC 22989:2022) về Công nghệ thông tin - Trí tuệ nhân tạo - Các khái niệm và thuật ngữ trí tuệ nhân tạo:

Dưới đây là các ví dụ về ứng dụng AI dựa trên xử lý ngôn ngữ tự nhiên:

- Nhận dạng chữ viết tay (ví dụ: chuyển đổi các ghi chú viết tay thành văn bản số hóa);

- Nhận dạng lời nói (ví dụ: hiểu nội dung, ý nghĩa của lời nói của con người);

- Phát hiện thư rác (ví dụ: sử dụng ý nghĩa của các từ trong thư email để xác định xem thư đó có được phân loại là không mong muốn hay không);

- Trợ lý số cho cá nhân và trò chuyện trực tuyến, sử dụng khả năng hiểu và tạo ngôn ngữ tự nhiên (bao gồm nhận dạng và tạo lời nói) để cung cấp giao diện trò chuyện đối với người dùng;

- Tóm tắt, tổng hợp;

- Tạo văn bản;

- Tìm kiếm nội dung.

Bên cạnh đó, NLP cũng được sử dụng trong nhiều hệ thống ứng dụng như chatbot, hệ thống quảng cáo dựa trên nội dung, hệ thống dịch giọng nói và hệ thống học tập điện tử.

Ngôn ngữ tự nhiên
Trí tuệ nhân tạo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Meta AI là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Meta AI? Nhiệm vụ của doanh nghiệp trong triển khai Chiến lược AI?
Pháp luật
Copilot là gì? Copilot AI là gì? Mục tiêu AI (trí tuệ nhân tạo) của Việt Nam đến năm 2025, 2030 thế nào?
Pháp luật
Trí tuệ nhân tạo là gì? Lợi ích của trí tuệ nhân tạo? Chương trình, đề án trọng điểm về trí tuệ nhân tạo đến năm 2030?
Pháp luật
Tổng hợp các văn bản về phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang có hiệu lực thi hành?
Pháp luật
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLG) là gì? Ngôn ngữ tự nhiên là gì? Ví dụ về ứng dụng AI dựa trên xử lý ngôn ngữ tự nhiên?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13902:2023 (ISO/IEC 22989:2022) về Công nghệ thông tin Trí tuệ nhân tạo ra sao?
Pháp luật
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hiện nay có được nhà nước ưu tiên phát triển hay không? Nhà nước có dành ngân sách cho các hoạt động công nghệ cao hay không?
Pháp luật
Sẽ triển khai các chương trình đào tạo về chuyên ngành bán dẫn, sinh học và trí tuệ nhân tạo (AI) đối với các cơ sở giáo dục Đại học năm 2024?
Pháp luật
Mục tiêu của Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngôn ngữ tự nhiên
1,323 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngôn ngữ tự nhiên Trí tuệ nhân tạo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngôn ngữ tự nhiên Xem toàn bộ văn bản về Trí tuệ nhân tạo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào