Xóa đăng ký phương tiện giao thông đường thủy nội điạ trong trường hợp nào? Thủ tục xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?
Thủ tục xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?
Theo Điều 18 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa cụ thể như sau:
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan đăng ký phương tiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 10 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp.
- Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này được lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện đối với trường hợp xóa quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
- Cơ quan đăng ký phương tiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;
+ Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, có văn bản gửi tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
+ Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Xóa đăng ký phương tiện giao thông đường thủy nội điạ
Phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định: Phương tiện thuỷ nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
Xóa đăng ký phương tiện giao thông đường thủy nội điạ trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định cụ thể xóa đăng ký phương tiện được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Phương tiện bị mất tích.
- Phương tiện bị phá hủy.
- Phương tiện không còn khả năng phục hồi.
- Chuyển quyền sở hữu phương tiện.
- Thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện.
- Theo đề nghị của chủ phương tiện.
Mẫu đơn đề nghị xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định pháp luật
Mẫu số 10
(Ban hành kèm theo Thông tư 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÓA ĐĂNG KÝ
PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Kính gửi: ………………………………………………………………..
- Tổ chức, cá nhân đăng ký: ………………… đại diện cho các đồng sở hữu ………………….
- Trụ sở chính: (1) ………………………………………………………………………………………
- Điện thoại: ……………………………………. Email: …………………………………………….
Đề nghị cơ quan xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa với đặc điểm cơ bản như sau:
Tên phương tiện: ………………………… Số đăng ký: …………………………….
Công dụng: ……………………………….. Ký hiệu thiết kế: ……………………………..
Năm và nơi đóng: ……………………………………………………………………………………..
Cấp tàu: ……………………………………… Vật liệu vỏ: ……………………………………
Chiều dài thiết kế: ……………………….. m Chiều dài lớn nhất: …………………….... m
Chiều rộng thiết kế: ……………………… m Chiều rộng lớn nhất: …………………….. m
Chiều cao mạn: …………………………. m Chiều chìm: ………………………………....m
Mạn khô: …………………………………. m Trọng tải toàn phần: ………………….... tấn
Số người được phép chở: …………. người Sức kéo, đẩy: …………………………... tấn
Máy chính (số lượng, kiểu, nước sản xuất, công suất): …………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
Máy phụ (nếu có): …………………………………………………………………………………….
Nay đề nghị …………………………………………………….. xóa đăng ký phương tiện trên.
Lý do xóa đăng ký ………………………………………………………………………………………
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc sở hữu phương tiện trên và chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng phương tiện.
………., ngày ….. tháng ….. năm 20……
CHỦ PHƯƠNG TIỆN (2)
(1) Địa chỉ chủ phương tiện đặt trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đối với trường hợp chủ phương tiện là cá nhân chưa có hộ khẩu thường trú nhưng có đăng ký tạm trú tại địa phương.
(2) Nếu chủ phương tiện là tổ chức, phải có người đại diện tổ chức ký tên, đóng dấu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?