Xin giấy nghỉ ốm ở trạm y tế có được hưởng bảo hiểm xã hội hay không? Mẫu giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội (áp dụng cho điều trị ngoại trú) mới nhất là mẫu nào?
Xin giấy nghỉ ốm ở trạm y tế có được hưởng bảo hiểm xã hội hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau:
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 101 của Luật này.
Theo đó, có thể thấy rằng giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội là một trong những giấy tờ bắt buộc trong bộ hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho người lao động.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT thì việc cấp giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
- Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Như vậy, nếu Trạm y tế mà người lao động xin giấy nghỉ ốm được cấp phép hoạt động cấp thì việc xin giấy nghỉ ốm tại trạm y tế mới được giải quyết chế độ bảo hiểm.
Ngoài ra, để biết được trạm y tế mà người lao động xin giấy nghỉ ốm có được đủ thẩm quyền cấp giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội hay không, người lao động có thể tra cứu tại Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Link truy cập: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/KCB-cap-giay-nghi-viec-huong-bhxh.aspx
Hình 1. Giao diện Tra cứu CSKCB cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH
Người lao động có thể được cấp tối đa bao nhiêu giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội tại trạm y tế được phép?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội:
Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
...
2. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai chuyên khoa trở lên của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.
Trường hợp người lao động khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nhiều bệnh khác nhau thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và được giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với bệnh có chế độ cao nhất.
Trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo Chương trình Chống lao Quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động bị sẩy thai, phá thai, nạo, hút thai, thai chết lưu mà tuổi thai từ 13 tuần tuổi trở lên thì thời gian nghỉ tối đa theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội nhưng không quá 50 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, một lần khám chỉ được cấp một giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội tại trạm y tế được cấp phép hoạt động cấp.
Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai chuyên khoa trở lên của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.
Xin giấy nghỉ ốm ở trạm y tế có được hưởng bảo hiểm xã hội hay không? (Hình từ Internet)
Mẫu giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội (áp dụng cho điều trị ngoại trú) mới nhất là mẫu nào?
Mẫu giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội (áp dụng cho điều trị ngoại trú) mới nhất được quy định tại Phụ lục 7 được ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT:
Tải về Mẫu giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội (áp dụng cho điều trị ngoại trú) mới nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?