Xét tặng Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam cho các doanh nghiệp, doanh nhân dựa trên những nguyên tắc nào?
Đối tượng nào được xét tặng Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam?
Theo Điều 2 Quy chế Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1376/QĐ-BYT năm 2014 quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với doanh nghiệp, doanh nhân có hồ sơ tham dự Giải thưởng "Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam" và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xét tặng Giải thưởng "Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam".
Theo đó, đối tượng được xét tặng Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam gồm:
- Doanh nghiệp, doanh nhân có hồ sơ tham dự Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xét tặng Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam.
Xét tặng Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam dựa trên những nguyên tắc nào?
Xét tặng Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam dựa trên những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 3 Quy chế Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1376/QĐ-BYT năm 2014 quy định như sau:
Nguyên tắc xét tặng
1. Việc đăng ký tham dự xét, tặng Giải thưởng "Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam" được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.
2. Hoạt động xét và trao tặng Giải thưởng phải đảm bảo công khai, khách quan, công bằng theo phương pháp chuyên gia đánh giá, cho điểm trên cơ sở các tiêu chí xét thưởng quy định tại Điều 7 Quy chế này.
3. Giải thưởng "Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam" là Giải thưởng trao tặng cho các doanh nghiệp, doanh nhân có sản phẩm thực phẩm có chất lượng, an toàn thực phẩm được Hội đồng xét tặng dựa trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của Quy chế này và quy định về an toàn thực phẩm, không xét tặng các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm rượu có độ cồn trên 15 độ và các sản phẩm thực phẩm bị cấm sản xuất, phân phối trên thị trường.
4. Giải thưởng "Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam" được tổ chức định kỳ thường niên ba (03) năm một lần.
5. Các doanh nghiệp, doanh nhân đã được xét tặng Giải thưởng "Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam" không được tham gia xét tặng trong những lần tiếp theo.
Theo đó, việc xét tặng Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam dựa trên những nguyên tắc sau đây:
- Việc đăng ký tham dự xét, tặng Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.
- Hoạt động xét và trao tặng Giải thưởng phải đảm bảo công khai, khách quan, công bằng theo phương pháp chuyên gia đánh giá, cho điểm trên cơ sở các tiêu chí xét thưởng quy định tại Điều 7 Quy chế này.
- Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam là Giải thưởng trao tặng cho các doanh nghiệp, doanh nhân có sản phẩm thực phẩm có chất lượng, an toàn thực phẩm được Hội đồng xét tặng dựa trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của Quy chế này và quy định về an toàn thực phẩm.
Không xét tặng các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm rượu có độ cồn trên 15 độ và các sản phẩm thực phẩm bị cấm sản xuất, phân phối trên thị trường.
- Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam được tổ chức định kỳ thường niên 03 năm một lần.
- Các doanh nghiệp, doanh nhân đã được xét tặng Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam không được tham gia xét tặng trong những lần tiếp theo.
Doanh nghiệp, doanh nhân được tặng Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam nhận được quyền lợi gì?
Theo Điều 5 Quy chế Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1376/QĐ-BYT năm 2014 quy định như sau:
Quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được tặng Giải thưởng
1. Quyền lợi của doanh nghiệp, doanh nhân:
a) Doanh nghiệp được tặng Biểu tượng, nhận Giấy chứng nhận giải thưởng và Bằng khen của Bộ Y tế.
b) Doanh nghiệp được sử dụng những hình ảnh liên quan đến chương trình giải thưởng, Iô-gô giải thưởng để sử dụng vào mục đích truyền thông, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, kinh doanh, tiếp thị.
c) Doanh nghiệp được hưởng các lợi ích quảng bá hình ảnh của chương trình giải thưởng trên hệ thống kênh truyền thông, thông tin trong nước.
d) Tổ chức, doanh nghiệp đạt giải được các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sử dụng nguồn quỹ khen thưởng hàng năm để khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm:
a) Tuân thủ quy định của Quy chế này và các quy định khác có liên quan.
b) Các doanh nghiệp được tặng thưởng Giải thưởng, cam kết khai thác, sử dụng thương hiệu của chương trình đúng sản phẩm, mục đích sản xuất, kinh doanh lành mạnh, đúng pháp luật.
Căn cứ trên quy định quyền lợi của doanh nghiệp, doanh nhân được tặng Giải thưởng Thương hiệu vàng Thực phẩm Việt Nam được nhận bao gồm:
- Doanh nghiệp được tặng Biểu tượng, nhận Giấy chứng nhận giải thưởng và Bằng khen của Bộ Y tế.
- Doanh nghiệp được sử dụng những hình ảnh liên quan đến chương trình giải thưởng, Iô-gô giải thưởng để sử dụng vào mục đích truyền thông, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, kinh doanh, tiếp thị.
- Doanh nghiệp được hưởng các lợi ích quảng bá hình ảnh của chương trình giải thưởng trên hệ thống kênh truyền thông, thông tin trong nước.
- Tổ chức, doanh nghiệp đạt giải được các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sử dụng nguồn quỹ khen thưởng hàng năm để khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?