Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có ghế ưu tiên cho những nhóm hành khách nào?
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có ghế ưu tiên cho những nhóm hành khách nào?
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ bao nhiêu chỗ trở lên?
- Hoạt động tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định được quy định như thế nào?
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có ghế ưu tiên cho những nhóm hành khách nào?
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có ghế ưu tiên cho những nhóm hành khách được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
...
4. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
a) Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;
b) Phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe;
c) Phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
...
Theo quy định trên, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có ghế ưu tiên cho những nhóm hành khách cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định (Hình từ Internet)
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ bao nhiêu chỗ trở lên?
Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3, khoản 4 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP như sau:
Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô
1. Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách
a) Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
b) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống;
c) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);
...
Theo đó, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau:
- Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét;
- Không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.
Hoạt động tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định được quy định như thế nào?
Hoạt động tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định được quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
...
6. Quy định đối với hoạt động tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định
a) Tăng cường phương tiện vào các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng: Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thống nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến; báo cáo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để tổng hợp và ban hành kế hoạch thực hiện chung;
b) Tăng cường phương tiện vào các ngày cuối tuần (thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật) có lượng khách tăng đột biến: Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thống nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến; thông báo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để thực hiện trong năm. Căn cứ phương án tăng cường phương tiện đã thông báo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến và lưu lượng khách thực tế tại bến xe, bến xe khách xác nhận chuyến xe tăng cường vào Lệnh vận chuyển của doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến khi thực hiện. Xe sử dụng để tăng cường là xe đa được cấp phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”, “XE HỢP ĐỒNG”, biển hiệu “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” còn giá trị sử dụng.
...
Theo đó, hoạt động tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?