Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có bắt buộc phải có chỗ ưu tiên cho phụ nữ mang thai không?
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có bắt buộc phải có chỗ ưu tiên cho phụ nữ mang thai không?
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt không có chỗ ưu tiên cho phụ nữ mang thai bị xử phạt thế nào?
- Người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt có những trách nhiệm nào khi có hành khách là phụ nữ mang thai?
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có bắt buộc phải có chỗ ưu tiên cho phụ nữ mang thai không?
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt như sau:
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định
...
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
a) Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;
b) Phải có phù hiệu “XE BUÝT” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;
c) Phải có sức chứa từ 17 chỗ trở lên. Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên các tuyến có hành trình bắt buộc phải qua cầu có trọng tải cho phép tham gia giao thông từ 05 tấn trở xuống hoặc trên 50% lộ trình tuyến là đường từ cấp IV trở xuống (hoặc đường bộ đô thị có mặt cắt ngang từ 07 mét trở xuống) được sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 12 đến dưới 17 chỗ.
...
Theo quy định trên, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt bắt buộc phải có chỗ ưu tiên cho phụ nữ mang thai.
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt (Hình từ Internet)
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt không có chỗ ưu tiên cho phụ nữ mang thai bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm g khoản 2 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
g) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt không có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai theo quy định;
...
Theo đó, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt không có chỗ ưu tiên cho phụ nữ mang thai sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.
Người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt có những trách nhiệm nào khi có hành khách là phụ nữ mang thai?
Căn cứ Điều 36 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về quyền hạn và trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt
1. Thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
2. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu doanh nghiệp, hợp tác xã đã quy định.
3. Thực hiện đúng biểu đồ, hành trình chạy xe đã được phê duyệt.
4. Cung cấp thông tin về hành trình tuyến, các điểm dừng trên tuyến khi hành khách yêu cầu; hướng dẫn và giúp đỡ hành khách (đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em) khi lên, xuống xe; có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.
5. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách gây mất an ninh, trật tự, an toàn trên xe hoặc đang bị dịch bệnh nguy hiểm; có quyền từ chối và không được chở hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa là thực phẩm bẩn hoặc hành lý có khối lượng, kích thước vượt quá quy định tại khoản 1 Điều 37 của Thông tư này.
6. Có trách nhiệm từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với loại phương tiện bắt buộc phải lắp) hoặc có lắp thiết bị nhưng không hoạt động.
7. Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe.
8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt có những trách nhiệm được quy định tại Điều 36 nêu trên.
Trong đó trách nhiệm hướng dẫn và giúp đỡ hành khách (đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em) khi lên, xuống xe; có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?