Xe mô tô biển số nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam cần có sự chấp thuận của cơ quan nào không? Để được chấp thuận thì cần làm thủ tục gì?
- Xe mô tô biển số nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam cần có sự chấp thuận của cơ quan nào không?
- Để được chấp thuận cho xe mô tô biển số nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam thì cần làm thủ tục gì?
- Xe mô tô biển số nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam được phép tham gia giao thông tại Việt Nam trong thời gian bao lâu?
Xe mô tô biển số nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam cần có sự chấp thuận của cơ quan nào không?
Xe mô tô biển số nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 3 Nghị định 152/2013/NĐ-CP quy định về điều kiện để phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam như sau:
Điều kiện để phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam
1. Phải thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam làm thủ tục đề nghị chấp thuận và tổ chức thực hiện. Thời gian được phép tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa không quá 30 ngày. Trong trường hợp bất khả kháng (thiên tai, tai nạn giao thông, hỏng phương tiện không thể sửa chữa tại Việt Nam), phương tiện được lưu lại Việt Nam thêm không quá 10 ngày.
2. Có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
Như vậy, có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải là một trong những điều kiện để phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam.
Để được chấp thuận cho xe mô tô biển số nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam thì cần làm thủ tục gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 152/2013/NĐ-CP thì việc làm thủ tục đề nghị chấp thuận cho phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam phải thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 152/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 57/2015/NĐ-CP) quy định về trình tự, thủ tục chấp thuận cho phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam như sau:
Trình tự, thủ tục chấp thuận cho phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam gửi đến Bộ Giao thông vận tải 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:
a) Công văn đề nghị chấp thuận được tổ chức việc cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới vào tham gia giao thông tại Việt Nam. Trong đó nêu rõ số lượng phương tiện, số lượng người, ngày và cửa khẩu nhập cảnh, ngày và cửa khẩu xuất cảnh, lộ trình các tuyến đường đi trong chương trình du lịch;
b) Bản sao các văn bản nêu tại Điểm c, Điểm d Khoản 3 và Điểm b, Điểm c Khoản 4 Điều 3 của Nghị định này;
c) Danh sách người điều khiển phương tiện; Danh sách phương tiện, biển số xe, màu sơn, số khung, số máy (Doanh nghiệp lữ hành quốc tế ký, đóng dấu và chịu trách nhiệm về sự chính xác của các thông tin đã nêu);
d) Bản sao Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp.
2. Chậm nhất sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận việc phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam. Văn bản chấp thuận được gửi đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan để phối hợp quản lý. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời trong thời gian 03 ngày làm việc và nêu rõ lý do.
3. Văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải phải nêu rõ cửa khẩu nhập, xuất cảnh, số lượng người, số lượng phương tiện cơ giới, số khung, số máy, màu sơn, biển số xe, tên người điều khiển phương tiện, phạm vi tuyến đường và thời gian tham gia giao thông tại Việt Nam.
4. Đối với trường hợp bất khả kháng quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định này, sau khi nhận được văn bản báo cáo của doanh nghiệp du lịch, Bộ Giao thông vận tải có văn bản thông báo đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng để phối hợp quản lý.
Như vậy, để được chấp thuận cho phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam, doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam gửi đến Bộ Giao thông vận tải 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:
- Công văn đề nghị chấp thuận được tổ chức việc cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới vào tham gia giao thông tại Việt Nam.
Trong đó nêu rõ số lượng phương tiện, số lượng người, ngày và cửa khẩu nhập cảnh, ngày và cửa khẩu xuất cảnh, lộ trình các tuyến đường đi trong chương trình du lịch;
- Bản sao các văn bản nêu tại Điểm c, Điểm d Khoản 3 và Điểm b, Điểm c Khoản 4 Điều 3 Nghị định 152/2013/NĐ-CP;
- Danh sách người điều khiển phương tiện; Danh sách phương tiện, biển số xe, màu sơn, số khung, số máy (Doanh nghiệp lữ hành quốc tế ký, đóng dấu và chịu trách nhiệm về sự chính xác của các thông tin đã nêu);
- Bản sao Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp.
Xe mô tô biển số nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam được phép tham gia giao thông tại Việt Nam trong thời gian bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 152/2013/NĐ-CP thì thời gian được phép tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa không quá 30 ngày.
Trong trường hợp bất khả kháng (thiên tai, tai nạn giao thông, hỏng phương tiện không thể sửa chữa tại Việt Nam), phương tiện được lưu lại Việt Nam thêm không quá 10 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?