Xe máy không nhường đường cho người khuyết tật ngồi xe lăn qua đường tại nơi có vạch kẻ bị phạt như thế nào?
- Xe máy không nhường đường cho người ngồi xe lăn qua đường tại nơi có vạch kẻ bị phạt như thế nào theo Nghị định 168?
- Không nhường đường cho người ngồi xe lăn qua đường tại nơi có vạch kẻ, người lái xe máy có bị trừ điểm GPLX?
- Người khuyết tật tham gia giao thông đường bộ phải tuân thủ các quy định gì?
Xe máy không nhường đường cho người ngồi xe lăn qua đường tại nơi có vạch kẻ bị phạt như thế nào theo Nghị định 168?
Căn cứ tại điểm b khoản 5 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 9 Điều này;
b) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
c) Chuyển hướng không nhường đường cho: các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe thô sơ đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ.
...
Như vậy, đối với hành vi chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ thì người lái xe máy có thể bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng.
Xe máy không nhường đường cho người khuyết tật ngồi xe lăn qua đường tại nơi có vạch kẻ bị phạt như thế nào? (hình từ Internet)
Không nhường đường cho người ngồi xe lăn qua đường tại nơi có vạch kẻ, người lái xe máy có bị trừ điểm GPLX?
Căn cứ tại điểm a khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
13. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3; khoản 5; điểm b, điểm c, điểm d khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 4; điểm a khoản 6; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 7, điểm c khoản 9 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 06 điểm;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 8, khoản 10 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.
Như vậy, đối với người lái xe máy chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ thì bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm.
Người khuyết tật tham gia giao thông đường bộ phải tuân thủ các quy định gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 30 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định:
Người đi bộ; trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự tham gia giao thông đường bộ
...
2. Trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự tham gia giao thông đường bộ được quy định như sau:
a) Trẻ em dưới 07 tuổi khi đi qua đường phải có người lớn dẫn dắt;
b) Người khuyết tật sử dụng xe lăn có động cơ hoặc không có động cơ phải đi trên vỉa hè, lề đường và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và xe thô sơ;
c) Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết là người khiếm thị;
d) Người mất năng lực hành vi dân sự khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt;
đ) Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 07 tuổi, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự khi đi qua đường.
Như vậy, người khuyết tật khi tham gia giao thông đường bộ cần tuân thủ:
- Người khuyết tật sử dụng xe lăn có động cơ hoặc không có động cơ phải đi trên vỉa hè, lề đường và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và xe thô sơ.
- Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết là người khiếm thị.
Ngoài ra, mọi người có trách nhiệm giúp đỡ người khuyết tật khi đi qua đường.
Bên cạnh đó, căn cứ tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về chấp hành báo hiệu đường bộ như sau:
- Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
- Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác.
Đồng thời, tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ hoặc tại nơi mà người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường; (khoản 3 Điều 12 Nghị định 168/2024/NĐ-CP).
Lưu ý: Không được vượt xe khi xe lăn của người khuyết tật qua đường.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quà tặng ý nghĩa cho bác sĩ ngày 27 2? 10+ câu chúc vui vẻ, hài hước dành tặng bác sĩ nhân ngày 27 2? Ngày 27 2 có phải là ngày lễ lớn?
- Phát biểu khai mạc ngày hội Thiếu nhi vui khỏe Tiếp bước lên Đoàn 2025? Phát biểu khai mạc ngày hội Thiếu nhi vui khỏe 2025?
- Mẫu Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về một ngày hội mà em biết? Viết được đoạn văn ngắn là yêu cầu cần đạt ở cấp tiểu học đối với lớp mấy?
- Theo quy định thuốc cổ truyền phải áp dụng tiêu chuẩn chất lượng theo dược điển Việt Nam đúng không?
- Biển báo đường ưu tiên là gì? Cách phân biệt một số biển báo đường ưu tiên? Quy định về thứ tự đường ưu tiên?