Biển báo giao thông là gì? Xê dịch và phá hủy biển báo giao thông có bị xử phạt hay không?

Tôi muốn biết liệu rằng việc xê dịch và đập phá biển báo giao thông đường bộ có bị pháp luật xử phạt không? Nhà tôi nằm trên một vị trí có giao thông phức tạp, xe cộ đi lại rất nhiều, đặc biệt là ô tô. Ngay trước cổng nhà là một khúc cua khuất rất nguy hiểm, thường hay có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra và lao thẳng vào làm sập cổng nhà tôi, vi thế ở đó đã được đặt một biển cảnh báo nguy hiểm để người đi đường cảnh giác. Tuy nhiên không rõ vì lý do gì mà ông hàng xóm gần nhà thường cố ý xê dịch biển báo sang vị trí khác, khi được nhắc nhở thì ông ấy lại tỏ ra phản ứng thù địch sau đó còn đập phá biển báo. Tôi muốn biết với hành vi đó sẽ bị xử lý ra sao.

Biển báo giao thông là gì?

Cho tới thời điểm hiện nay, pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về khái niệm biển báo giao thông. Tuy nhiên, biển báo giao thông có thể được hiểu là các biển báo, biển hiệu được đặt trên đường, có chứa các loại thông tin để biểu thị, truyền đạt đến người tham gia giao thông, giúp họ có thể chấp hành giao thông một cách an toàn và chính xác nhất.

Căn cứ khoản 1, khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 về hệ thống báo hiệu đường bộ:

“1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.”

Theo đó, biển báo giao thông thuộc hệ thống báo hiệu đường bộ, được đặt trên đường và chứa những thông tin để người tham gia giao thông có thể di chuyển một cách chính xác và an toàn. Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, biển báo giao thông được chia thành 5 loại và được chia thành 5 loại với từng mục đích khác nhau:

- Biển báo cấm

- Biển báo nguy hiểm

- Biển hiệu lệnh

- Biển chỉ dẫn

- Biển phụ 

Xê dịch biển báo giao thông có bị xử phạt hay không?

Căn cứ khoản 1, điểm a khoản 3, khoản 4 Điều 17 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình:

“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự ý xê dịch các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ chức.
…3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”

Theo đó, hành vi tự ý xê dịch biển báo giao thông được coi như hành vi tự ý xê dịch các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra có thể xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, và bị buộc phải khắc phục lại tình trạng ban đầu của biển báo giao thông.

Lưu ý: Đây là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Phá hủy biển báo giao thông có bị xử phạt không?

Đối với hành vi phá hủy biển báo giao thông theo quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 17 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình:

“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…b) Tháo dỡ, phá hủy hoặc làm bất cứ việc gì khác gây hư hại đến các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ chức;
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 303 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 105, Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, cụ thể:

“1. Người nào phá hủy công trình, cơ sở hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, công trình điện lực, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình quan trọng khác về quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa và xã hội, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 114 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm.”

Theo đó, hành vi phá hủy biển báo giao thông sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra nếu như biển báo ấy thuộc công trình giao thông vận tải quan trọng về an ninh quốc gia và đủ yếu tố cấu thành “Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia” thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù nặng nhất lên đến 12 năm.

Như vậy, với trường hợp này nên xử lý bằng cách thông báo thật nhanh chóng và kịp thời cho chính quyền địa phương để giải quyết một cách triệt để nhất.

Vì một xã hội an toàn, văn minh, mỗi người dân cần nâng cao ý thức trong việc giữ gìn tài sản công, đồng thời lên án tố cáo những hành vi sai trái, những trường hợp vi phạm bằng việc cung cấp những hình ảnh, clip đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.


Biển báo giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biển báo giao thông đường bộ có thông tin thay đổi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Biển gộp làn đường theo phương tiện R.415 có ý nghĩa gì? Lỗi đi sai làn đường bị phạt bao nhiêu tiền năm 2025?
Pháp luật
Đường ưu tiên là đường như thế nào? Thứ tự đường ưu tiên ra sao? Biển giao nhau với đường ưu tiên là biển nào?
Pháp luật
Cách nhận biết các loại biển báo hiệu giao thông đường bộ hiện nay? Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ?
Pháp luật
Một số loại biển báo tốc độ mới nhất 2025 khi lái xe cần lưu ý để không bị phạt? Biển báo tốc độ tối đa cho phép?
Pháp luật
Đặt biển báo tốc độ khai thác theo Thông tư 38/2024 thế nào? Tốc độ tối đa cho phép đối với các loại xe cơ giới trên đường cao tốc là bao nhiêu?
Pháp luật
Biển báo giao thông đường bộ được đặt ở vị trí như thế nào và cách nhà dân bao nhiêu mét? Các biển báo giao thông có hiệu lực như thế nào?
Pháp luật
Biển báo giao thông là gì? Thẩm quyền lắp đặt các biển báo giao thông thuộc về ai? Có mấy loại biển báo giao thông?
Pháp luật
Biển nào báo hiệu các phương tiện phải tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường theo quy định?
Pháp luật
Các loại biển báo giao thông 2024? Có mấy loại biển báo giao thông? Ý nghĩa của các biển báo giao thông là gì?
Pháp luật
Biển báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên thuộc loại gì? Biển nào báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biển báo giao thông
4,707 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biển báo giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biển báo giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào