Xây dựng mô hình điểm trong đơn vị tự vệ của doanh nghiệp như thế nào? Ai có thẩm quyền giải thể đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp?

Cho mình hỏi doanh nghiệp muốn lập đơn vị tự vệ phải có bao nhiêu nhân viên? Xây dựng mô hình điểm trong đơn vị tự vệ của doanh nghiệp như thế nào? Ai có thẩm quyền giải thể đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp? Câu hỏi của anh Huy Hoàng (Tp.HCM).

Doanh nghiệp muốn lập đơn vị tự vệ phải có bao nhiêu nhân viên?

Căn cứ theo Điều 17 Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định như sau:

Điều kiện tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp được xem xét quyết định thành lập đơn vị tự vệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của Ủy ban nhân dân các cấp và sự chỉ huy của cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện;
2. Theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đề án, kế hoạch tổ chức Dân quân tự vệ của địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động và phù hợp với tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
3. Đã hoạt động từ đủ 24 tháng trở lên;
4. Có số lượng người lao động đủ tiêu chuẩn tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ để tổ chức ít nhất 01 tiểu đội tự vệ.

Theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp được xem xét quyết định thành lập đơn vị tự vệ khi có số lượng người lao động đủ tiêu chuẩn tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ để tổ chức ít nhất 01 tiểu đội tự vệ.

Xây dựng mô hình điểm trong đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp như thế nào?

Xây dựng mô hình điểm trong đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)

Xây dựng mô hình điểm trong đơn vị tự vệ của doanh nghiệp như thế nào?

Căn cứ theo Mục 3 Phụ lục được ban hành kèm theo Quyết định 2830/QĐ-BQP năm 2020 có quy định về việc xây dựng mô hình điểm trong đơn vị tự vệ của doanh nghiệp như sau:

Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, chủ doanh nghiệp tiến hành:

- Lập kế hoạch và tổ chức khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn;

- Thống nhất với chủ doanh nghiệp bằng văn bản về cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự chỉ huy, quản lý của Ban CHQS cấp huyện đối với đơn vị tự vệ;

- Thành lập đơn vị tự vệ theo trình tự quy định tại Thông tư 77/2020/TT-BQP ngày 23/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; (Văn bản không được công khai)

- Ký kết quy chế hoạt động phối hợp; phối hợp với doanh nghiệp tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tập cho lực lượng tự vệ;

- Hướng dẫn doanh nghiệp bảo đảm huấn luyện, hoạt động và chế độ, chính sách cho lực lượng tự vệ.

Trên đây là một số mô hình tổ chức đơn vị Dân quân tự vệ các quân khu chỉ đạo cơ quan quân sự địa phương các cấp căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và tình hình thực tế của từng địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để xây dựng mô hình điểm về Dân quân tự vệ cho phù hợp.

Ai có thẩm quyền giải thể đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp?

Căn cứ theo khoản 1 Phần II Thủ tục hành chính mới ban hành và bãi bỏ thủ tục hành chính về dân quân tự vệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 164/QĐ-BQP năm 2017 có quy định:

Thủ tục thành lập đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp
Trình tự thực hiện:
Bước 1:
a) Đối với các doanh nghiệp không thuộc Quân đội quản lý có trách nhiệm lập hồ sơ gửi đến cơ quan chức năng của cấp có thẩm quyền thành lập đơn vị dân quân tự vệ sau:
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương;
- Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định thành lập đại đội pháo phòng không, đại đội pháo binh dân quân tự vệ;
- Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định thành lập tiểu đoàn tự vệ, hải đoàn, hải đội tự vệ và đại đội dân quân tự vệ công binh;
- Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định thành lập Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở; đại đội dân quân tự vệ, trung đội dân quân tự vệ phòng không, công binh, pháo binh, trung đội dân quân tự vệ biển và đơn vị dân quân tự vệ thường trực;
- Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định thành lập thôn đội, trung đội dân quân tự vệ cơ động, trung đội dân quân tự vệ tại chỗ, khẩu đội dân quân tự vệ pháo binh, tiểu đội dân quân tự vệ trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế, tiểu đội dân quân tự vệ biển và tiểu đội tự vệ;
- Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã quyết định thành lập tổ, tiểu đội dân quân tại chỗ sau khi báo cáo Ban chỉ huy quân sự cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.
Cơ quan chức năng phối hợp với doanh nghiệp khảo sát, dự kiến kế hoạch tổ chức tự vệ và ban hành văn bản thẩm định về việc tổ chức tự vệ tại doanh nghiệp trình người có thẩm quyền quyết định.
- Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị tự vệ thì có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm chỉ huy đơn vị tự vệ và giải thể đơn vị tự vệ.
b) Đối với doanh nghiệp thuộc Quân đội quản lý có trách nhiệm lập hồ sơ trình người chỉ huy có thẩm quyền thành lập đơn vị tự vệ sau đây:
- Chủ nhiệm Tổng cục, Tư lệnh Quân khu, quân chủng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, binh chủng, quân đoàn, binh đoàn quyết định thành lập tiểu đoàn, hải đoàn tự vệ ở doanh nghiệp thuộc quyền;
- Giám đốc viện, học viện, Hiệu trưởng nhà trường thuộc Bộ Quốc phòng, Tổng giám đốc tập đoàn, tổng công ty quyết định thành lập: Đại đội tự vệ, hải đội tự vệ; trung đội tự vệ phòng không, pháo binh ở doanh nghiệp thuộc quyền;
- Giám đốc công ty, Hiệu trưởng nhà trường thuộc tổng cục, quân khu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn quyết định thành lập trung đội, tiểu đội, khẩu đội tự vệ ở doanh nghiệp thuộc quyền;
- Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị tự vệ thì có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm chỉ huy đơn vị tự vệ và giải thể đơn vị tự vệ.

Theo đó chiếu theo các cấp có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp, thì sẽ có thẩm quyền giải thể đơn vị tự vệ. Cụ thể tra cứu theo quy định nêu trên.

Đơn vị tự vệ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Doanh nghiệp cần hoạt động bao lâu trước khi lập đơn vị tự vệ được phép?
Pháp luật
Xây dựng mô hình điểm trong đơn vị tự vệ của doanh nghiệp như thế nào? Ai có thẩm quyền giải thể đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp?
Pháp luật
Điều kiện tổ chức đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp được quy định thế nào? Trình tự thành lập đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện để tổ chức đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp và mô hình đơn vị này được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn vị tự vệ
956 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn vị tự vệ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn vị tự vệ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào