Xây dựng kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước dựa trên căn cứ nào?
- Xây dựng kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước dựa trên căn cứ nào?
- Kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước gồm những nội dung nào?
- Phải tiến hành xác minh toàn bộ người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hằng năm đúng không?
Xây dựng kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ xây dựng kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập được quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Xây dựng kế hoạch xác minh hằng năm
1. Căn cứ xây dựng kế hoạch:
a) Tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng ở các ngành, lĩnh vực và địa phương;
b) Các yêu cầu, chỉ đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong công tác phòng, chống tham nhũng;
c) Định hướng xây dựng kế hoạch xác minh do Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước ngày 31 tháng 10 hằng năm;
d) Khả năng, điều kiện thực hiện các mục tiêu xác minh quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
...
Theo đó, xây dựng kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước dựa trên những căn cứ sau đây:
- Tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng ở các ngành, lĩnh vực và địa phương;
- Các yêu cầu, chỉ đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong công tác phòng, chống tham nhũng;
- Định hướng xây dựng kế hoạch xác minh do Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước ngày 31 tháng 10 hằng năm;
- Khả năng, điều kiện thực hiện các mục tiêu xác minh quy định tại Điều 15 Nghị định 130/2020/NĐ-CP.
Xây dựng kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước dựa trên căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước gồm những nội dung nào?
Nội dung kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập được quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Xây dựng kế hoạch xác minh hằng năm
...
3. Kế hoạch xác minh phải có các nội dung sau:
a) Mục đích, yêu cầu của kế hoạch xác minh;
b) Số lượng và tên cơ quan, đơn vị được xác minh;
c) Tổng số người được xác minh, số lượng người được xác minh phân bổ theo cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc;
d) Việc tổ chức thực hiện kế hoạch xác minh, người được phân công chỉ đạo việc thực hiện, đơn vị được phân công tiến hành xác minh, nguồn lực để thực hiện xác minh.
Theo đó, kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước gồm những nội dung sau đây:
- Mục đích, yêu cầu của kế hoạch xác minh;
- Số lượng và tên cơ quan, đơn vị được xác minh;
- Tổng số người được xác minh, số lượng người được xác minh phân bổ theo cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc;
- Việc tổ chức thực hiện kế hoạch xác minh, người được phân công chỉ đạo việc thực hiện, đơn vị được phân công tiến hành xác minh, nguồn lực để thực hiện xác minh.
Phải tiến hành xác minh toàn bộ người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hằng năm đúng không?
Việc thực hiện kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập được quy định tại Điều 15 Nghị định 130/2020/NĐ-CP như sau:
Phê duyệt và thực hiện kế hoạch xác minh
...
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kế hoạch xác minh được ban hành, Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập tổ chức lựa chọn ngẫu nhiên người được xác minh. Việc lựa chọn được thực hiện công khai bằng hình thức bốc thăm hoặc sử dụng phần mềm máy tính.
Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập mời đại diện Ủy ban kiểm tra Đảng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp dự và chứng kiến việc lựa chọn ngẫu nhiên người được xác minh.
Số lượng người được lựa chọn để xác minh ngẫu nhiên phải bảo đảm tối thiểu 10% số người có nghĩa vụ kê khai hằng năm tại mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị được xác minh, trong đó có ít nhất 01 người là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Theo đó, đối tượng được xác minh sẽ do cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập lựa chọn ngẫu nhiên trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kế hoạch xác minh được ban hành và số lượng người được lựa chọn để xác minh ngẫu nhiên phải bảo đảm tối thiểu 10% số người có nghĩa vụ kê khai hằng năm tại mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị được xác minh, trong đó có ít nhất 01 người là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Việc lựa chọn đối tượng xác minh được thực hiện công khai bằng hình thức bốc thăm hoặc sử dụng phần mềm máy tính và được sự chứng kiến của đại diện Ủy ban kiểm tra Đảng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024 như thế nào?
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?