Xác thực tài khoản định danh điện tử có bao gồm thông tin sinh trắc học? Tài khoản định danh điện tử được sử dụng để làm gì?
Xác thực tài khoản định danh điện tử có bao gồm thông tin sinh trắc học không?
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về mức độ xác thực tài khoản định danh điện tử như sau:
Mức độ xác thực tài khoản định danh điện tử
1. Hệ thống định danh và xác thực điện tử cung cấp các mức độ xác thực tài khoản định danh điện tử sau:
a) Mức độ 01: Xác thực tài khoản định danh điện tử được thực hiện dựa trên một yếu tố xác thực theo quy định tại khoản 7 Điều 3 và phương tiện xác thực tương ứng quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định này trong đó không có thông tin về sinh trắc học.
b) Mức độ 02: Xác thực tài khoản định danh điện tử được thực hiện dựa trên hai yếu tố xác thực khác nhau theo quy định tại khoản 7 Điều 3 và phương tiện xác thực tương ứng tại khoản 8 Điều 3 Nghị định này trong đó không có thông tin về sinh trắc học.
c) Mức độ 03: Xác thực tài khoản định danh điện tử được thực hiện dựa trên hai yếu tố xác thực khác nhau trở lên theo quy định tại khoản 7 Điều 3 và phương tiện xác thực tương ứng tại khoản 8 Điều 3 Nghị định này trong đó có một thông tin về sinh trắc học.
d) Mức độ 04: Xác thực tài khoản định danh điện tử được thực hiện dựa trên các yếu tố xác thực gồm ít nhất 01 yếu tố về sinh trắc học (ảnh khuôn mặt, vân tay, giọng nói, mống mắt), ít nhất 01 yếu tố của chủ thể danh tính điện tử sở hữu (thẻ căn cước, thiết bị số, phần mềm) và 01 yếu tố chủ thể danh tính điện tử biết (mật khẩu; mã bí mật; mã vạch 2 chiều).
...
Như vậy, chỉ có xác thực tài khoản định danh điện tử 3 có một thông tin sinh trắc học và xác thực tài khoản định danh điện tử 4 được thực hiện dựa trên các yếu tố xác thực gồm ít nhất 01 yếu tố về sinh trắc học (ảnh khuôn mặt, vân tay, giọng nói, mống mắt).
Xác thực tài khoản định danh điện tử có bao gồm thông tin sinh trắc học không? (hình từ internet)
Việc xác thực điện tử đối với tài khoản định danh điện tử được thực hiện thông qua đâu?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Xác thực điện tử
1. Việc xác thực điện tử đối với danh tính điện tử, tài khoản định danh điện tử được thực hiện thông qua hệ thống định danh và xác thực điện tử, nền tảng định danh và xác thực điện tử theo quy định của Nghị định này.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức cung cấp dịch vụ công được yêu cầu xác thực điện tử thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống định danh và xác thực điện tử hoặc kết nối, chia sẻ thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành có chứa thông tin cần xác thực điện tử.
3. Tổ chức, cá nhân không thuộc khoản 2 Điều này được yêu cầu xác thực điện tử thông qua dịch vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử; việc thực hiện xác thực điện tử đối với danh tính điện tử, tài khoản định danh điện tử theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản này phải được sự đồng ý của chủ thể danh tính điện tử thông qua việc xác nhận trên Ứng dụng định danh quốc gia, tin nhắn SMS qua số điện thoại chính chủ hoặc các hình thức xác nhận khác theo quy định.
4. Tổ chức, cá nhân không được cung cấp, chia sẻ kết quả xác thực điện tử cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân có quy định khác; kết quả xác thực điện tử không có giá trị để trở thành yếu tố xác thực trong các giao dịch khác.
Như vậy, việc xác thực điện tử đối với tài khoản định danh điện tử được thực hiện thông qua hệ thống định danh và xác thực điện tử, nền tảng định danh và xác thực điện tử.
Theo đó, tổ chức, cá nhân không thuộc khoản 2 Điều 19 Nghị định 69/2024/NĐ-CP được yêu cầu xác thực điện tử thông qua dịch vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử; việc thực hiện xác thực điện tử đối với tài khoản định danh điện tử theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân phải được sự đồng ý của chủ thể danh tính điện tử thông qua việc xác nhận trên Ứng dụng định danh quốc gia, tin nhắn SMS qua số điện thoại chính chủ hoặc các hình thức xác nhận khác theo quy định.
Tài khoản định danh điện tử được sử dụng để làm gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 9 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Sử dụng tài khoản định danh điện tử, tài khoản giao dịch điện tử khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo lập
...
5. Tài khoản định danh điện tử được sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử và các hoạt động khác theo nhu cầu của chủ thể danh tính điện tử.
6. Thông tin về danh tính điện tử và thông tin tích hợp trên căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử có giá trị chứng minh, tương đương với việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng, xuất trình giấy tờ, tài liệu có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.
7. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tạo lập tài khoản giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử để phục vụ giao dịch, hoạt động của mình và chịu trách nhiệm xác thực, bảo đảm tính chính xác của tài khoản do mình tạo lập, quyết định mức độ và giá trị sử dụng của từng mức độ tài khoản. Thông tin để tạo lập tài khoản giao dịch điện tử phải do chủ thể của tài khoản cung cấp và đồng ý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng để tạo lập tài khoản.
Như vậy, tài khoản định danh điện tử được sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử và các hoạt động khác theo nhu cầu của chủ thể danh tính điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?