Xác định số lợi bất hợp pháp có được là tiền do thực hiện hành vi vi phạm hành chính như thế nào?
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có phải là biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính không?
- Xác định số lợi bất hợp pháp có được là tiền do thực hiện hành vi vi phạm hành chính như thế nào?
- Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính được xác định từ thời điểm nào?
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có phải là biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) thì việc buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính là một trong số những biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính.
Ngoài ra, Điều 37 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng quy định:
Cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, tài sản, giấy tờ và vật có giá có được từ vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện để sung vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt;
Phải nộp lại số tiền bằng với giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện đó đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Theo đó, có thể thấy số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính gồm có:
- Tiền,
- Vật có giá,
- Giấy tờ có giá,
- Tài sản khác.
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có phải là biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính không? (Hình từ Internet)
Xác định số lợi bất hợp pháp có được là tiền do thực hiện hành vi vi phạm hành chính như thế nào?
Trước tiên cần phải hiểu số lợi bất hợp pháp có được bằng tiền là toàn bộ số tiền mà tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi vi phạm hành chính.
Khoản tiền này được tính bằng số tiền thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ vi phạm sau khi đã trừ đi chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó do tổ chức, cá nhân vi phạm cung cấp.
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 65/2022/TT-BTC quy định thì việc xác định số lợi bất hợp pháp có được là tiền do thực hiện hành vi vi phạm hành chính được tính theo công thức sau:
Số lợi bất hợp pháp (1) | = | Số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ | x | Đơn giá hàng hóa, dịch vụ | - | Chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa hoặc dịch vụ |
Trong đó:
- Số lượng hàng hóa hoặc khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ được xác định trên cơ sở kê khai của tổ chức, cá nhân vi phạm và kiểm tra, xác minh của người có thẩm quyền xử phạt;
- Đơn giá hàng hóa, dịch vụ được xác định trên cơ sở hồ sơ, chứng từ của tổ chức, cá nhân vi phạm.
Trường hợp không có hồ sơ, chứng từ để xác định thì đơn giá được xác định theo giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ tương tự tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Trường hợp không xác định được số lượng, khối lượng, đơn giá thì số lợi bất hợp pháp có được là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định.
Lưu ý: Chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa hoặc dịch vụ chỉ được trừ nếu như tổ chức, cá nhân vi phạm có đầy đủ hồ sơ, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó.
- Trường hợp các tổ chức, cá nhân nhận gia công cho thương nhân nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm thì số lợi bất hợp pháp có được từ hoạt động gia công hàng hóa được tính như sau:
Số lợi bất hợp pháp (2) | = | Toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động gia công | - | Chi phí trực tiếp cấu thành nên tiền thuê gia công, tiền phí gia công |
Lưu ý:
+ Số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động gia công phải bao gồm cả tiền thuê và phí gia công;
+ Chi phí trực tiếp cấu thành nên tiền thuê gia công, tiền phí gia công chỉ được trừ nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đầy đủ hồ sơ, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó.
Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hàng hóa gia công thì số lợi bất hợp pháp được xác định như sau:
Số lợi bất hợp pháp (3) | = | Toàn bộ số tiền là số lợi bất hợp pháp xác định ở công thức (2) | + | Số tiền bằng với trị giá tang vật vi phạm đã chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy |
- Trường hợp chuyển nhượng, tiêu thụ hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu hoặc cung cấp dịch vụ kinh doanh có điều kiện thì:
Số lợi bất hợp pháp | = | Toàn bộ số tiền thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ |
Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính được xác định từ thời điểm nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 65/2022/TT-BTC quy định thì số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính được xác định từ khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính đến thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Như thế nào là chở hàng cồng kềnh? Lỗi chở hàng cồng kềnh 2025 bị phạt bao nhiêu? Kích thước chở hàng xe máy?
- Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam là gì?
- Viết đoạn văn kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh Tiếng việt 3? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ là gì? Hợp đồng cung ứng dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ cần có những nội dung nào?
- Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024 như thế nào?