Xác định giá tham chiếu của chứng quyền có bảo đảm mới niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên thế nào?
Xác định giá tham chiếu của chứng quyền có bảo đảm mới niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên thế nào?
Cách xác định giá tham chiếu của chứng quyền có bảo đảm mới niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên được quy định tại khoản 1 Điều 32 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định như sau:
Giá tham chiếu
1. Việc xác định giá của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền có bảo đảm mới niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên được quy định như sau:
a) Giá tham chiếu được áp dụng đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF mới niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên do tổ chức niêm yết đề xuất. Tổ chức niêm yết gửi tài liệu, báo cáo phương pháp xác định giá tham chiếu, nguyên tắc và các dữ liệu tài chính tại báo cáo tài chính hoặc tài liệu liên quan khác để xác định giá tham chiếu. Đối với chứng quyền mua dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên được xác định như sau:
Giá tham chiếu của chứng quyền mua = Giá phát hành của chứng quyền x (Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở vào ngày giao dịch đầu tiên của chứng quyền/ Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở tại ngày thông báo phát hành chứng quyền) x (Tỷ lệ chuyển đổi tại ngày thông báo phát hành chứng quyền /Tỷ lệ chuyển đổi tại ngày giao dịch đầu tiên).
b) Trường hợp trong 03 ngày giao dịch liên tục kể từ ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF chưa xác định được mức giá đóng cửa để sử dụng là giá tham chiếu trong ngày giao dịch kế tiếp, tổ chức niêm yết phải có công văn xác định lại giá tham chiếu, gửi SGDCK trước 16h30 ngày thứ ba không xác định được giá tham chiếu.
...
Như vậy, việc xác định giá tham chiếu của chứng quyền có bảo đảm mới niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên được quy định như sau:
Đối với chứng quyền mua dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên được xác định như sau:
Giá tham chiếu của chứng quyền mua = Giá phát hành của chứng quyền x (Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở vào ngày giao dịch đầu tiên của chứng quyền/ Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở tại ngày thông báo phát hành chứng quyền) x (Tỷ lệ chuyển đổi tại ngày thông báo phát hành chứng quyền /Tỷ lệ chuyển đổi tại ngày giao dịch đầu tiên).
Xác định giá tham chiếu của chứng quyền có bảo đảm mới niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào không điều chỉnh giá tham chiếu của chứng quyền có bảo đảm?
Các trường hợp không điều chỉnh giá tham chiếu của chứng quyền có bảo đảm được quy định tại khoản 6 Điều 32 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định như sau:
Giá tham chiếu
...
6. Các trường hợp không điều chỉnh giá tham chiếu gồm:
- Phát hành trái phiếu chuyển đổi (gồm cả phát hành cho cổ đông hiện hữu).
- Phát hành chứng khoán riêng lẻ, chào bán chứng khoán cho nhà đầu tư không phải là cổ đông hiện hữu.
- Phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty.
- Phát hành cổ phiếu bổ sung theo phương án hoán đổi từ các giao dịch sáp nhập.
- Tổ chức niêm yết thực hiện giảm vốn điều lệ.
- Chào bán cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu.
- Các trường hợp phát hành khác không ảnh hưởng đến quyền của cổ đông hiện hữu.
Như vậy, các trường hợp không điều chỉnh giá tham chiếu của chứng quyền có bảo đảm bao gồm:
- Phát hành trái phiếu chuyển đổi (gồm cả phát hành cho cổ đông hiện hữu).
- Phát hành chứng khoán riêng lẻ, chào bán chứng khoán cho nhà đầu tư không phải là cổ đông hiện hữu.
- Phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty.
- Phát hành cổ phiếu bổ sung theo phương án hoán đổi từ các giao dịch sáp nhập.
- Tổ chức niêm yết thực hiện giảm vốn điều lệ.
- Chào bán cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu.
- Các trường hợp phát hành khác không ảnh hưởng đến quyền của cổ đông hiện hữu.
Ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền có bảo đảm là ngày nào?
Ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền có bảo đảm là ngày nào, thì theo quy định tại khoản 23 Điều 3 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định như sau:
23. Ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền có bảo đảm: là ngày giao dịch trước 02 ngày giao dịch so với ngày đáo hạn của chứng quyền có bảo đảm. Các trường hợp chứng quyền bị hủy niêm yết (không bao gồm chứng quyền đáo hạn), ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền là ngày giao dịch liền trước ngày hủy niêm yết chứng quyền có hiệu lực.
Như vậy, ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền có bảo đảm là ngày giao dịch trước 02 ngày giao dịch so với ngày đáo hạn của chứng quyền có bảo đảm.
Các trường hợp chứng quyền bị hủy niêm yết (không bao gồm chứng quyền đáo hạn), ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền là ngày giao dịch liền trước ngày hủy niêm yết chứng quyền có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?