Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử có phải sẽ được thiết lập bởi bất kì cá nhân nào có nhu cầu hay không?
Bất kì cá nhân nào cũng có thể thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đúng không?
Bất kì cá nhân nào cũng có thể thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đúng không?
Điều kiện thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử theo quy định tại Điều 54 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 10, Điều 11 Nghị định 08/2018/NĐ-CP, khoản 19 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
Thương nhân, tổ chức được thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử quy định tại Mục 2, 3 và 4 Chương III Nghị định 52/2013/NĐ-CP khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật.
- Có đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ các nội dung sau:
+ Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến; hoạt động logistics đối với hàng hóa.
+ Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.
- Đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký theo quy định tại Điều 55 và 58 Nghị định này.
Có thể thấy, trường hợp cá nhân là thương nhân muốn thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện nêu trên.
Hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử gồm những thành phần nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 47/2014/TT-BCT, được sửa đổi bởi Điều 11 Thông tư 04/2016/TT-BCT, hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử gồm những thành phần sau:
- Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (theo Mẫu TMĐT-1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).
- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.
Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên
- Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
- Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các nội dung sau:
+ Các nội dung quy định tại Điều 38 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, bao gồm:
++ Quyền và nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;
++ Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;
++ Mô tả quy trình giao dịch đối với từng loại giao dịch có thể tiến hành trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
++ Hoạt động rà soát và thẩm quyền xử lý của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi phát hiện các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch;
++ Quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
++ Giới hạn trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử trong những giao dịch thực hiện trên sàn;
++ Các quy định về an toàn thông tin, quản lý thông tin trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
++ Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên liên quan đến giao dịch tiến hành trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
++ Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Điều 69 Nghị định này;
++ Biện pháp xử lý với các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
++ Biện pháp xử lý vi phạm đối với những người không tuân thủ quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử.
+ Cơ chế xử lý, thời hạn xử lý khi nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
- Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa thương nhân, tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website đó.
- Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website (nếu có).
Việc đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được thực hiện theo quy trình nào?
Quy trình đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được quy định tại Điều 15 Thông tư 47/2014/TT-BCT và khoản 4 Điều 1 Thông tư 21/2018/TT-BCT như sau:
(1) Việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được Bộ Công Thương thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn.
(2) Để khai báo hồ sơ, thương nhân, tổ chức truy cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và tiến hành các bước sau:
Bước 1: Thương nhân, tổ chức đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống bằng việc cung cấp những thông tin sau:
- Tên thương nhân, tổ chức;
- Số đăng ký kinh doanh của thương nhân, số quyết định thành lập của tổ chức;
- Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động;
- Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức;
- Các thông tin liên hệ.
Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:
- Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân, tổ chức được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành tiếp Bước 3;
- Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung thông tin, thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.
Bước 3: Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ chức tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, tiến hành khai báo thông tin theo mẫu và đính kèm hồ sơ đăng ký quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Bước 4: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:
- Xác nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu thương nhân, tổ chức thực hiện tiếp Bước 5;
- Thông báo hồ sơ đăng ký không hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung thông tin. Khi đó thương nhân, tổ chức quay về Bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin, hồ sơ theo yêu cầu.
Bước 5: Sau khi nhận được thông báo xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thương nhân, tổ chức gửi về Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) bộ hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh (bản giấy) theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
(3) Thương nhân, tổ chức có trách nhiệm theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua thư điện tử hoặc tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp để tiến hành cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu.
(4) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin ở Bước 4 theo quy định tại Khoản 2 Điều này, nếu thương nhân, tổ chức không có phản hồi thì hồ sơ đăng ký trên hệ thống sẽ bị chấm dứt và thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại từ đầu.
Như vậy, việc đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được thực hiện bởi những thương nhân, tổ chức đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định, Quy trình đăng ký và thành phần hồ sơ cần chuẩn bị cũng được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật liên quan hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?