Vùng không nhiễm sinh vật gây hại là gì? Tổ chức thực hiện vùng không nhiễm sinh vật gây hại trên địa bàn là trách nhiệm của ai?

Hiểu thế nào là Vùng không nhiễm sinh vật gây hại? Tổ chức thực hiện vùng không nhiễm sinh vật gây hại trên địa bàn là trách nhiệm của ai? Việc kiểm dịch thực vật nội địa đối với vùng không nhiễm sinh vật gây hại thực hiện như thế nào? Câu hỏi của anh Q.N ở Quảng Ngãi.

Vùng không nhiễm sinh vật gây hại là gì?

Vùng không nhiễm sinh vật gây hại được giải thích tại khoản 13 Điều 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:

Vùng không nhiễm sinh vật gây hại là vùng ở đó có bằng chứng khoa học về việc không có mặt một loài sinh vật gây hại cụ thể và các điều kiện bảo đảm không có loài sinh vật gây hại đó được duy trì.

Như vậy, vùng không nhiễm sinh vật gây hại là vùng ở đó có bằng chứng khoa học về việc không có mặt một loài sinh vật gây hại cụ thể và các điều kiện bảo đảm không có loài sinh vật gây hại đó được duy trì.

thực vật

Vùng không nhiễm sinh vật gây hại (Hình từ Internet)

Tổ chức thực hiện vùng không nhiễm sinh vật gây hại trên địa bàn là trách nhiệm của ai?

Tổ chức thực hiện vùng không nhiễm sinh vật gây hại trên địa bàn là trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 12 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 như sau:

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; xây dựng và tổ chức thực hiện vùng không nhiễm sinh vật gây hại trên địa bàn;
b) Quyết định phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí, huy động nguồn lực của địa phương theo quy định của pháp luật để phòng, chống sinh vật gây hại thực vật;
c) Chỉ đạo, tổ chức chống dịch, thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra dịch hại thực vật; thống kê, đánh giá thiệt hại do dịch gây ra trên địa bàn; thực hiện chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, khôi phục sản xuất;
d) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về công tác bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, ý thức, trách nhiệm của chủ thực vật trong phòng, chống sinh vật gây hại và ý thức, trách nhiệm của người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với cộng đồng, môi trường;
đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật vô chủ tại địa phương;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo thẩm quyền.
...

Theo quy định trên, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; xây dựng và tổ chức thực hiện vùng không nhiễm sinh vật gây hại trên địa bàn là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Việc kiểm dịch thực vật nội địa đối với vùng không nhiễm sinh vật gây hại thực hiện như thế nào?

Thực hiện kiểm dịch thực vật nội địa đối với vùng không nhiễm sinh vật gây hại theo quy định tại Điều 43 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:

Kiểm dịch thực vật nội địa
1. Chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi vận chuyển vật thể từ vùng bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật đến các vùng khác phải khai báo với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương nơi gần nhất để thực hiện việc kiểm dịch và được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
2. Vật thể nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật đã được xử lý khi đưa vào sử dụng phải được kiểm tra, giám sát tại địa phương.
3. Nông sản, lâm sản bảo quản trong kho, giống cây trồng nhập khẩu, giống cây trồng mới được đưa về gieo trồng tại địa phương phải được theo dõi tình hình sinh vật gây hại.
4. Sinh vật có ích nhập nội trong quá trình sử dụng phải được theo dõi, đánh giá, phát hiện và xử lý kịp thời những tác động bất lợi do chúng gây ra.
5. Vùng không nhiễm sinh vật gây hại phải được giám sát thường xuyên để duy trì các điều kiện của vùng này.
6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.

Theo quy định trên, vùng không nhiễm sinh vật gây hại phải được giám sát thường xuyên để duy trì các điều kiện của vùng này. Ngoài ra, việc kiểm dịch thực vật nội địa được thực hiện theo quy định cụ thể trên.

Kiểm dịch thực vật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Kiểm dịch thực vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hệ thống cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật được quy định như thế nào?
Pháp luật
Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam?
Pháp luật
Đối với rau củ quả nhập khẩu thì trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Để được hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật ngoài có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng thì tổ chức cần đáp ứng đủ những điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Tiến hành kiểm dịch thực vật xuất khẩu theo trình tự, thủ tục như thế nào? Hồ sơ kiểm dịch ra sao?
Pháp luật
Hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tập trung vào những lĩnh vực cụ thể nào?
Pháp luật
Đưa vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật tới nơi không quy định trong Giấy phép kiểm dịch thì cá nhân bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Người đưa đối tượng kiểm dịch thực vật ra các vùng trong lãnh thổ Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Lệ phí thực hiện thủ tục cấp lại Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật do bị mất là bao nhiêu?
Pháp luật
Thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu bằng cách nào? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm dịch thực vật
1,117 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm dịch thực vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm dịch thực vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào