Vùng đồng bào dân tộc thiểu số là gì? Vùng đồng bào dân tộc thiểu số được phân định như thế nào?
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số là gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 127/2024/NĐ-CP có định nghĩa vùng đồng bào dân tộc thiểu số như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia.
4. “Vùng đồng bào dân tộc thiểu số” là địa bàn cấp tỉnh, huyện, xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ổn định; thôn, bản, làng, phum, sóc, xóm, ấp và tương đương (sau đây gọi chung là thôn) có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ổn định thành cộng đồng.
...
Theo đó, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được hiểu là địa bàn cấp tỉnh, huyện, xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ổn định; thôn, bản, làng, phum, sóc, xóm, ấp và tương đương (sau đây gọi chung là thôn) có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ổn định thành cộng đồng.
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số là gì? Vùng đồng bào dân tộc thiểu số được phân định như thế nào? (Hình từ Internet)
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số được phân định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4a Nghị định 05/2011/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 127/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo trình độ phát triển
1. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số được phân định theo trình độ phát triển theo các tiêu chí, trình tự, thủ tục, hồ sơ do cấp có thẩm quyền quy định trong từng thời kỳ.
2. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Theo đó, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được phân định theo trình độ phát triển theo các tiêu chí, trình tự, thủ tục, hồ sơ do cấp có thẩm quyền quy định trong từng thời kỳ.
Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo đối với đồng bào dân tộc thiểu số được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 05/2011/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 127/2024/NĐ-CP và khoản 2 Điều 2 Nghị định 127/2024/NĐ-CP) có quy định như sau:
Theo đó, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo đối với đồng bào dân tộc thiểu số được pháp luật quy định như sau:
- Phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo chương trình chung quốc gia; xây dựng chính sách giáo dục ở tất cả các cấp học phù hợp với đặc thù dân tộc.
- Phát triển trường mầm non, trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trường dự bị đại học; nghiên cứu hình thức đào tạo đa ngành bậc đại học cho con em các dân tộc thiểu số để đẩy nhanh việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
- Quy định các điều kiện và biện pháp cụ thể, phù hợp để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số; giải quyết chỗ ở, học bổng và cho vay vốn trong thời gian học tập phù hợp với ngành nghề đào tạo và địa bàn cư trú của sinh viên dân tộc thiểu số.
Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được miễn học phí ở tất cả các cấp học, ngành học.
- Đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm từng vùng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế.
- Quy định việc hỗ trợ giáo viên giảng dạy tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đào tạo giáo viên là người dân tộc thiểu số và giáo viên dạy tiếng dân tộc.
- Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với địa bàn vùng dân tộc.
- Chính quyền địa phương, nơi có con em dân tộc thiểu số thi đỗ vào Đại học, Cao đẳng và sinh viên được cử đi học hệ cử tuyển, có trách nhiệm tiếp nhận và phân công công tác phù hợp với ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp.
- Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Điều 10 Nghị định 05/2011/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?
- Sổ theo dõi dạy bù, dạy thay dành cho tổ chuyên môn? Giáo viên có phải dạy bù ngày nghỉ Tết không?