Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng Bộ Y tế có phải là thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ Y tế hay không?
Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng Bộ Y tế có chức năng là gì?
Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng Bộ Y tế (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Quyết định 468/QĐ-BYT năm 2018 quy định như sau:
Vị trí, chức năng
Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng là vụ tổng hợp thuộc Bộ Y tế, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện quản lý về hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe; cung cấp thông tin y tế; quản lý báo chí, xuất bản và công tác thi đua, khen thưởng trong ngành y tế.
Theo đó, Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng Bộ Y tế có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện quản lý về hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe; cung cấp thông tin y tế; quản lý báo chí, xuất bản và công tác thi đua, khen thưởng trong ngành y tế.
Cơ cấu tổ chức của Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng Bộ Y tế có tối đa bao nhiêu Phó Vụ trưởng?
Theo Điều 3 Quyết định 468/QĐ-BYT năm 2018 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức và hoạt động
1. Lãnh đạo Vụ
Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng có Vụ trưởng và không quá 03 Phó vụ trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng chỉ đạo, điều hành các mặt công tác của Vụ, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Biên chế
Biên chế của Vụ được xác định theo quy định của pháp luật về vị trí việc làm và được điều chỉnh hàng năm theo nhu cầu vị trí việc làm do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định trên cơ sở đề xuất của Vụ trưởng.
3. Cơ chế hoạt động
Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng hoạt động theo chế độ chuyên viên. Công chức trong Vụ chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Vụ về nhiệm vụ được phân công.
Căn cứ quy định trên thì cơ cấu tổ chức của Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng thuộc Bộ Y tế có tối đa 03 Phó Vụ trưởng.
Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng có phải là thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ Y tế hay không?
Theo điểm l khoản 5 Điều 2 Quyết định 468/QĐ-BYT năm 2018 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
....
5. Công tác thi đua, khen thưởng
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thi đua khen thưởng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
b) Tham mưu giúp Bộ trưởng trong việc hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động; tổ chức phát động và chỉ đạo triển khai các phong trào thi đua trong ngành y tế; sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua; phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến; phổ biến kinh nghiệm, đề xuất cải tiến, đổi mới công tác thi đua, khen thưởng;
c) Chủ trì xây dựng tiêu chuẩn, quy trình hướng dẫn việc xét tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng trong ngành y tế trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức triển khai thực hiện;
d) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, thành tích, đề xuất trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét trình Bộ trưởng để trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng các danh hiệu, hình thức khen thưởng và giải thưởng cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành các Giải thưởng của Bộ trong từng lĩnh vực quản lý và tổ chức triển khai xét tặng các giải thưởng sau khi được ban hành theo phân công của Bộ trưởng.
e) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ thẩm định hồ sơ, thành tích đề xuất trình Bộ trưởng hiệp y khen thưởng các danh hiệu và giải thưởng cho các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
g) Tổ chức in ấn, đặt mua và quản lý, cấp phát các hiện vật khen thưởng theo mẫu quy định; hướng dẫn tổ chức, kiểm tra việc thực hiện cấp đổi hiện vật khen thưởng bị hư hỏng, thất lạc và xác nhận hình thức khen thưởng đối với các tổ chức,cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;
h) Tổ chức, phối hợp tổ chức trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng và giải thưởng cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
i) Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thi đua khen thưởng cho các cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi đua trong ngành y tế; Kiểm tra việc thực hiện các quy định về thi đua khen thưởng; tham gia giải quyết các khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;
k) Thực hiện công tác tổng hợp, phân tích thống kê, báo cáo về công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật; tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu thông qua phần mềm quản lý công tác thi đua khen thưởng của Bộ: ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong việc quản lý, thống kê, báo cáo và lưu trữ hồ sơ khen thưởng của Bộ;
l) Là thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Y tế;
m) Quản lý, sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng của Bộ Y tế theo quy định của pháp luật; quản lý, cấp phát, cấp đổi, thu hồi các hiện vật khen thưởng của ngành theo quy định của pháp luật;
n) Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng; tham gia giải quyết các kiến nghị, phản ánh về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành y tế.
...
Như vậy, Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng được xem là thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ Y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?