Vụ Tổ chức phi chính phủ thuộc Bộ Nội vụ có nhiệm vụ thẩm định trình Bộ trưởng xem xét và quyết định những vấn đề gì?
Vụ Tổ chức phi chính phủ thuộc Bộ Nội vụ thực hiện những chức năng gì?
Theo Điều 1 Quyết định 917/QĐ-BNV năm 2022 quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Tổ chức phi chính phủ là tổ chức thuộc Bộ Nội vụ, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện và tổ chức phi chính phủ trong nước (sau đây gọi chung là hội, quỹ và tổ chức phi chính phủ), hoạt động chữ thập đỏ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Vụ Tổ chức phi chính phủ thuộc Bộ Nội vụ thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện và tổ chức phi chính phủ trong nước, hoạt động chữ thập đỏ theo quy định của pháp luật.
Vụ Tổ chức phi chính phủ thuộc Bộ Nội vụ có nhiệm vụ thẩm định trình Bộ trưởng xem xét và quyết định những vấn đề gì? (Hình từ Internet)
Vụ Tổ chức phi chính phủ thuộc Bộ Nội vụ có nhiệm vụ thẩm định trình Bộ trưởng xem xét và quyết định những vấn đề gì?
Theo khoản 3 Điều 2 Quyết định 917/QĐ-BNV năm 2022 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
3. Thẩm định trình Bộ trưởng xem xét, quyết định:
a) Cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên, phê duyệt điều lệ và tổ chức đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường của hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh theo quy định của pháp luật;
b) Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên quỹ; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh; quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
4. Chủ trì thẩm định hoặc phối hợp thẩm định theo quy định của pháp luật các khoản viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là viện trợ) dành cho các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng viện trợ dành cho Việt Nam, trình Bộ trưởng xem xét, phê duyệt. Hàng năm tổng hợp tình hình quản lý và sử dụng viện trợ dành cho các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và giúp Bộ trưởng kiểm tra, giám sát theo quy định.
...
Theo đó, Vụ Tổ chức phi chính phủ thuộc Bộ Nội vụ có nhiệm vụ thẩm định trình Bộ trưởng xem xét và quyết định những vấn đề sau đây:
- Cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên, phê duyệt điều lệ và tổ chức đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường của hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên quỹ; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh; quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
Vụ Tổ chức phi chính phủ thuộc Bộ Nội vụ làm việc theo chế độ nào?
Theo điểm a khoản 2 Điều 3 Quyết định 917/QĐ-BNV năm 2022 quy định như sau:
Tổ chức và chế độ làm việc
...
2. Chế độ làm việc:
a) Vụ Tổ chức phi chính phủ làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với chế độ thủ trưởng; trường hợp Lãnh đạo Bộ làm việc trực tiếp với Phó Vụ trưởng, chuyên viên thì Phó Vụ trưởng, chuyên viên có trách nhiệm thi hành ý kiến của Lãnh đạo Bộ, sau đó báo cáo kịp thời với Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng phụ trách lĩnh vực công tác của chuyên viên (nếu có);
...
Theo đó, Vụ Tổ chức phi chính phủ làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với chế độ thủ trưởng; trường hợp Lãnh đạo Bộ làm việc trực tiếp với Phó Vụ trưởng, chuyên viên thì Phó Vụ trưởng, chuyên viên có trách nhiệm thi hành ý kiến của Lãnh đạo Bộ, sau đó báo cáo kịp thời với Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng phụ trách lĩnh vực công tác của chuyên viên (nếu có).
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/AHT/vu-to-chuc-phi-chinh-phu-bo-noi-vu-la-gi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/QB/220823/vu-to-chuc-phi-chinh-phu.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/THN/VU-TO-CHUC-PHI-CP.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/THN/VU-TO-CHUC-PHI-CP-BO-BOI-VU.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TK/vu-to-chuc-phi-chinh-phu.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi dừng xe mặc áo mưa không đúng quy định phạt bao nhiêu 2025? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 mới nhất? Căn cứ định giá dịch vụ khám chữa bệnh?
- Mẫu công văn xin gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng EC? Nguyên tắc cần tuân thủ khi ký kết hợp đồng EC?
- Viết đoạn văn kể về công việc của người thân lớp 2? Viết 4 đến 5 câu về công việc của người thân của em lớp 2?
- Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu theo Quyết định 922 thuộc Bộ Nội vụ thực hiện ra sao?