Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư thuộc Thanh tra Chính phủ có sử dụng con dấu riêng không? Chức năng của Vụ là gì?
Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư thuộc Thanh tra Chính phủ có sử dụng con dấu riêng không? Chức năng của Vụ là gì?
Theo Điều 1 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-TTCP năm 2013 quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư là đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, có chức năng tham mưu giúp Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật; quản lý thống nhất việc xử lý đơn thư gửi đến Thanh tra Chính phủ; chủ trì việc phối hợp tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư có con dấu riêng và có bộ phận thường trực tại thành phố Hồ Chí Minh.
Theo quy định trên thì Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư là đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, có chức năng tham mưu giúp Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật; quản lý thống nhất việc xử lý đơn thư gửi đến Thanh tra Chính phủ; chủ trì việc phối hợp tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư có sử dụng con dấu riêng và có bộ phận thường trực tại thành phố Hồ Chí Minh.
Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư (Hình từ Internet)
Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 2 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-TTCP năm 2013 quy định Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước:
+ Chủ trì hoặc tham gia xây dựng trình Tổng Thanh tra Chính phủ các đề án, các văn bản quy phạm pháp luật về công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư; chính sách đối với cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư;
+ Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư đối với các Bộ, ngành, địa phương;
+ Tổng kết kinh nghiệm hoạt động thực tiễn; tham gia nghiên cứu lý luận, nghiệp vụ, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư.
- Về tiếp công dân:
+ Chủ trì việc phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; chuẩn bị các điều kiện, nội dung cần thiết và bố trí lịch tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất cho lãnh đạo Thanh tra Chính phủ; thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 10 - Quy chế tổ chức tiếp công dân ban hành kèm theo Nghị định 89/CP ngày 07/8/1997 của Chính phủ;
+ Hướng dẫn công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; đề xuất với Tổng Thanh tra Chính phủ hướng giải quyết những phát sinh phức tạp khi tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo;
+ Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ tiếp công dân khi cần thiết tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;
+ Trong quá trình tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Vụ được sử dụng con dấu của Trụ sở Tiếp công dân để hương dẫn công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và ban hành các văn bản theo Quy chế tiếp công dân và các văn bản pháp lý có liên quan.
- Về xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo:
+ Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư là đầu mối của Thanh tra Chính phủ trong việc tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân; tổ chức nghiên cứu xử lý, phân loại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; báo cáo và đề xuất với Tổng Thanh tra Chính phủ hướng xử lý những đơn thư thuộc thẩm quyền; theo dõi, đôn đốc các vụ, cục, đơn vị được Tổng Thanh tra Chính phủ giao xem xét, giải quyết đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ;
+ Chủ trì phối hợp với các vụ, cục có liên quan theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo do Thanh tra Chính phủ chuyển đơn và yêu cầu giải quyết.
- Thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về kết quả tiếp công dân và xử lý đơn thư trong phạm vi cả nước; Quản lý cơ sở dữ liệu về đơn thư khiếu nại, tố cáo của Thanh tra Chính phủ.
- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học theo sự phân công của Tổng Thanh tra Chính phủ.
- Quản lý cán bộ, công chức, hồ sơ, tài liệu, tài sản, con dấu được giao theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Thanh tra Chính phủ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Thanh tra Chính phủ giao.
Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan nào?
Theo Điều 9 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-TTCP năm 2013 quy định như sau:
Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ
Vụ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Thanh tra Chính phủ, các Phó Tổng thanh tra Chính phủ; có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được phân công, báo cáo kịp thời với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác theo quy định; khi cần thiết có kiến nghị với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ về các vấn đề cần giải quyết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Theo quy định nêu trên thì Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Thanh tra Chính phủ, các Phó Tổng thanh tra Chính phủ.
Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được phân công, báo cáo kịp thời với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác theo quy định; khi cần thiết có kiến nghị với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ về các vấn đề cần giải quyết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?