Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành thuộc Thanh tra Chính phủ có bao nhiêu phòng nghiệp vụ trực thuộc theo quy định?
Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành thuộc Thanh tra Chính phủ có bao nhiêu phòng nghiệp vụ trực thuộc?
Theo điểm b khoản 1 Điều 4 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành (Vụ I) ban hành kèm theo Quyết định 1133/QĐ-TTCP năm 2013 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Vụ I gồm:
a) Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng;
b) Các đơn vị trực thuộc Vụ:
- Phòng Nghiệp vụ 1 (Theo dõi khối Bộ, ngành: Giao thông vận tải, Xây dựng);
- Phòng Nghiệp vụ 2 (Theo dõi khối Bộ, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường);
- Phòng Nghiệp vụ 3 (Theo dõi khối Bộ, ngành: Công thương, Thông tin và Truyền thông; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông Tấn xã Việt Nam và công tác tổng hợp của Vụ).
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng do Vụ trưởng quy định.
3. Biên chế của Vụ I do Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và Vụ trưởng Vụ I.
Theo quy định trên thì Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành thuộc Thanh tra Chính phủ có 03 phòng nghiệp vụ trực thuộc, cụ thể:
- Phòng Nghiệp vụ 1 (Theo dõi khối Bộ, ngành: Giao thông vận tải, Xây dựng);
- Phòng Nghiệp vụ 2 (Theo dõi khối Bộ, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường);
- Phòng Nghiệp vụ 3 (Theo dõi khối Bộ, ngành: Công thương, Thông tin và Truyền thông; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông Tấn xã Việt Nam và công tác tổng hợp của Vụ).
Lưu ý: Nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng do Vụ trưởng Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành quy định.
Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành (Hình từ Internet)
Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 7 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành (Vụ I) ban hành kèm theo Quyết định 1133/QĐ-TTCP năm 2013 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Trưởng phòng, Phó trưởng phòng
1. Trưởng phòng là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động của Phòng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng và việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Phó trưởng phòng giúp Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Lãnh đạo Vụ và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công; thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Vụ trực tiếp giao. Khi cần thiết được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc Vụ do Vụ trưởng quy định.
Theo quy định trên thì Trưởng phòng, Phó trưởng phòng các Phòng Nghiệp vụ có trách nhiệm như sau:
- Trưởng phòng là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động của Phòng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng và việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Phó trưởng phòng giúp Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Lãnh đạo Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công; thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Vụ trực tiếp giao.
Khi cần thiết được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng Nghiệp vụ.
Lưu ý: Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc Vụ do Vụ trưởng Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành quy định.
Cán bộ, công chức thuộc Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành giải quyết các công việc trong phạm vi nào?
Theo Điều 8 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành (Vụ I) ban hành kèm theo Quyết định 1133/QĐ-TTCP năm 2013 quy định trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của cán bộ, công chức thuộc Vụ như sau:
- Chấp hành kỷ luật lao động, các quy định của Thanh tra Chính phủ và của Vụ.
- Chủ động nghiên cứu, tham mưu về lĩnh vực chuyên môn được phân công đảm nhiệm; giải quyết công việc được giao theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định. Kịp thời báo cáo với người phụ trách trực tiếp khi có vướng mắc hoặc phát sinh những vấn đề mới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Chấp hành kỷ luật phát ngôn, Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành Thanh tra, Nội quy làm việc, Quy chế văn hóa công sở của cơ quan Thanh tra Chính phủ và các quy định khác về cán bộ, công chức; thực hiện chế độ báo cáo, chế độ quản lý hồ sơ, tài liệu theo quy định chung của Thanh tra Chính phủ.
Chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng phòng, trước Vụ trưởng và trước pháp luật về ý kiến đề xuất, tiến độ, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, về nội dung, hình thức, thể thức, trình tự, thủ tục ban hành văn bản và quy trình giải quyết công việc được giao.
- Cán bộ, công chức thuộc Vụ được giao nhiệm vụ làm Trưởng Đoàn thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của các thành viên trong Đoàn mà mình được phân công làm Trưởng Đoàn; báo cáo Vụ trưởng về tiến độ, kết quả thanh tra, kiểm tra; thông báo thường xuyên với Trưởng phòng về tình hình quản lý cán bộ, công chức tham gia Đoàn thanh tra, kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?