Vụ Pháp chế Thanh tra thuộc Tổng cục Thủy lợi có nhiệm vụ như thế nào về công tác thanh tra, kiểm tra?
- Vụ Pháp chế Thanh tra thuộc Tổng cục Thủy lợi có nhiệm vụ như thế nào về công tác thanh tra, kiểm tra?
- Nhiệm vụ của Vụ Pháp chế Thanh tra thuộc Tổng cục Thủy lợi về công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thế nào?
- Vụ Pháp chế Thanh tra có nhiệm vụ trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi những nội dung gì về phòng chống tham nhũng?
Vụ Pháp chế Thanh tra thuộc Tổng cục Thủy lợi có nhiệm vụ như thế nào về công tác thanh tra, kiểm tra?
Theo khoản 2 Điều 2 Quyết định 03/QĐ-TCTL-VP năm 2017 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
2. Về công tác thanh tra, kiểm tra
a) Trình Tổng cục trưởng kế hoạch thanh tra; quyết định thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng, Chánh Thanh tra Bộ; trình Tổng cục trưởng quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
b) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục; Tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra theo quy định;
c) Tham mưu giúp Tổng cục trưởng kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Tổng cục phát hiện qua công tác thanh tra; kiến nghị người có thẩm quyền xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của Tổng cục;
d) Tham mưu giúp Tổng cục trưởng chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý của Tổng cục; tổng hợp, báo cáo Tổng cục trưởng kết quả thanh tra, kiểm tra chuyên ngành,
...
Theo quy định nhiệm vụ của Vụ Pháp chế Thanh tra thuộc Tổng cục Thủy lợi về công tác thanh tra, kiểm tra như sau:
- Trình Tổng cục trưởng kế hoạch thanh tra; quyết định thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng, Chánh Thanh tra Bộ; trình Tổng cục trưởng quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục; Tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra theo quy định;
- Tham mưu giúp Tổng cục trưởng kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý;
- Kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Tổng cục phát hiện qua công tác thanh tra; kiến nghị người có thẩm quyền xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của Tổng cục;
- Tham mưu giúp Tổng cục trưởng chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý của Tổng cục; tổng hợp, báo cáo Tổng cục trưởng kết quả thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.
Vụ Pháp chế Thanh tra thuộc Tổng cục Thủy lợi có nhiệm vụ như thế nào về công tác thanh tra, kiểm tra? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Vụ Pháp chế Thanh tra thuộc Tổng cục Thủy lợi về công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thế nào?
Theo khoản 4 Điều 2 Quyết định 03/QĐ-TCTL-VP năm 2017 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
4. Về công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
a) Thường trực công tác tiếp công dân; tổ chức tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định;
b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân công của Tổng cục trưởng;
c) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
...
Theo đó, nhiệm vụ của Vụ Pháp chế Thanh tra thuộc Tổng cục Thủy lợi về công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được quy định nêu trên.
Vụ Pháp chế Thanh tra có nhiệm vụ trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi những nội dung gì về phòng chống tham nhũng?
Theo khoản 5 Điều 2 Quyết định 03/QĐ-TCTL-VP năm 2017 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
5. Về phòng, chống tham nhũng:
a) Trình Tổng cục trưởng kế hoạch phòng, chống tham nhũng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Tổng cục về công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
c) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện hành vi tham nhũng; tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng;
d) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt vi phạm hành chính đã có hiệu lực pháp luật của Tổng cục trưởng và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Vụ Pháp chế Thanh tra có nhiệm vụ trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi kế hoạch phòng, chống tham nhũng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?