Vụ Lao động Tiền lương thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ gì về quan hệ lao động, giải quyết tranh chấp lao động và đình công?
Vụ trưởng Vụ Lao động Tiền lương thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 519/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định như sau:
Điều 4.
Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc và quan hệ công tác của Vụ; quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Vụ; sắp xếp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho công chức trong Vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Như vậy, theo quy định thì Vụ trưởng Vụ Lao động Tiền lương có những trách nhiệm sau đây:
(1) Ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc và quan hệ công tác của Vụ;
(2) Quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Vụ;
(3) Sắp xếp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho công chức trong Vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Vụ trưởng Vụ Lao động Tiền lương thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)
Vụ Lao động Tiền lương có nhiệm vụ gì về quan hệ lao động, giải quyết tranh chấp lao động và đình công?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quyết định 519/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định về nhiệm vụ của Vụ Lao động Tiền lương như sau:
Vụ Lao động - Tiền lương có nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ:
...
d) Về tiền lương
- Tiền lương tối thiểu;
- Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động;
- Chế độ tiền lương trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
- Chế độ tiền lương đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp nhà nước;
- Chế độ tiền lương đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
đ) Về quan hệ lao động, giải quyết tranh chấp lao động và đình công
- Đối thoại tại nơi làm việc, quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; thương lượng tập thể; thoả ước lao động tập thể; giải quyết tranh chấp lao động và đình công;
- Tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động, hòa giải viên lao động;
- Các giải pháp nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, ngăn ngừa tranh chấp lao động và đình công.
e) Chế độ, chính sách ưu đãi đối với lao động nữ, lao động là người cao tuổi, lao động là người khuyết tật, lao động chưa thành niên, lao động là người giúp việc gia đình và một số lao động khác theo quy định của pháp luật.
2. Tham gia phổ biến chính sách, pháp luật về lao động, tiền lương, quan hệ lao động, tranh chấp lao động và đình công; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong lĩnh vực được phân công.
...
Như vậy, về quan hệ lao động, giải quyết tranh chấp lao động và đình công thì Vụ Lao động Tiền lương có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội những nội dung sau đây:
(1) Đối thoại tại nơi làm việc, quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
Thương lượng tập thể;
Thoả ước lao động tập thể;
Giải quyết tranh chấp lao động và đình công;
(2) Tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động, hòa giải viên lao động;
(3) Các giải pháp nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, ngăn ngừa tranh chấp lao động và đình công.
Vụ Lao động Tiền lương là cơ quan thường trực giúp việc cho đơn vị nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Quyết định 519/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định về nhiệm vụ của Vụ Lao động Tiền lương như sau:
Vụ Lao động - Tiền lương có nhiệm vụ:
...
2. Tham gia phổ biến chính sách, pháp luật về lao động, tiền lương, quan hệ lao động, tranh chấp lao động và đình công; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong lĩnh vực được phân công.
3. Điều tra và công bố định kỳ mức tiền lương bình quân trên thị trường lao động.
4. Là cơ quan thường trực giúp việc Ủy ban Quan hệ lao động và Hội đồng Tiền lương quốc gia.
5. Thực hiện hợp tác quốc tế về lao động, tiền lương, quan hệ lao động, tranh chấp lao động và đình công theo sự phân công của Bộ.
6. Thực hiện nghiên cứu khoa học; tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người làm công tác lao động, tiền lương, quan hệ lao động, giải quyết tranh chấp lao động và đình công theo sự phân công của Bộ.
7. Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất về lao động, tiền lương, quan hệ lao động, tranh chấp lao động và đình công.
8. Quản lý công chức; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Như vậy, theo quy định thì Vụ Lao động Tiền lương là cơ quan thường trực giúp việc Ủy ban Quan hệ lao động và Hội đồng Tiền lương quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?