Vụ Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có được móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch nội dung của các thông tin được kiểm toán không?

Cho tôi hỏi vụ Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có được móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch nội dung của các thông tin được kiểm toán không? Nhiệm vụ của Vụ kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào? Vụ kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có những quyền hạn gì? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Diễm Mai đến từ Bến Tre.

Vụ Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch nội dung của các thông tin được kiểm toán không?

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 17 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm toán nội bộ
1. Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với Vụ Kiểm toán nội bộ, Trưởng Đoàn và các thành viên Đoàn kiểm toán:
a) Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán.
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi.
c) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán.
d) Thông đồng, móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch nội dung của các thông tin được kiểm toán.
đ) Nhận hối lộ.
e) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật của đơn vị được kiểm toán; tiết lộ thông tin, tình hình và kết quả kiểm toán khi chưa được ban hành hoặc công bố chính thức.
g) Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán.
h) Thực hiện các hành vi khác trái với quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.
...

Theo đó, Vụ Kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không được thông đồng, móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch nội dung của các thông tin được kiểm toán vì hành này là hành vi bị nghiêm cấm.

Vụ Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Vụ Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của Vụ kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 26 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Kiểm toán nội bộ
1. Nhiệm vụ:
a) Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu trình Thống đốc phê duyệt.
b) Đánh giá về tính hợp lý, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và tính tuân thủ, hiệu quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán; kiến nghị biện pháp sửa chữa, khắc phục những sai sót, xử lý các vi phạm; tư vấn các biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị, khuyến nghị của kiểm toán nội bộ.
c) Phát triển, bổ sung, hoàn thiện phương pháp, cách thức thực hiện kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán và đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước.
d) Tư vấn cho Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, quy trình đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro trên cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
đ) Phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước xây dựng khung năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp kiểm soát viên ngân hàng để làm cơ sở tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đối với người làm công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ.
e) Thiết lập, duy trì cơ chế trao đổi nghiệp vụ với tổ chức Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các cơ quan, đơn vị kiểm toán liên quan nhằm tham vấn chuyên môn và phối hợp công tác có hiệu quả; là đơn vị đầu mối, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc xử lý những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
...

Theo đó, nhiệm vụ của Vụ kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như trên.

Vụ kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có những quyền hạn gì?

Theo khoản 2 Điều 26 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Kiểm toán nội bộ
...
2. Quyền hạn:
a) Được trang bị đầy đủ các nguồn lực, phương tiện và điều kiện cần thiết khác phù hợp để đáp ứng yêu cầu hoạt động kiểm toán nội bộ.
b) Được truy cập, khai thác và cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu, hồ sơ, báo cáo cần thiết phục vụ công tác kiểm toán nội bộ; yêu cầu đơn vị được kiểm toán báo cáo, giải trình bằng văn bản các nội dung liên quan đến kiểm toán nội bộ (nếu cần thiết).
c) Được tiếp cận và phỏng vấn tất cả các công chức, viên chức, người lao động của đơn vị được kiểm toán về các vấn đề liên quan đến nội dung, phạm vi kiểm toán.
d) Được tham dự các cuộc họp của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước theo quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước để nắm bắt thông tin phục vụ công tác kiểm toán nội bộ.
đ) Được quyền giám sát, theo dõi, kiểm tra, đánh giá hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện của các đơn vị đối với các vấn đề mà kiểm toán nội bộ đã kiến nghị và khuyến nghị.
e) Các quyền hạn khác theo quy định của Thống đốc và pháp luật.

Theo đó, Vụ kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có những quyền hạn nêu trên.

Kiểm toán nội bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhân sự bộ phận kiểm toán nội bộ Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng khi được bổ nhiệm phải đảm bảo yêu cầu gì?
Pháp luật
Kế hoạch kiểm toán nội bộ định kỳ hằng năm của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải được điều chỉnh khi nào?
Pháp luật
Kế hoạch kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước hằng năm được xây dựng dựa trên các cơ sở nào?
Pháp luật
Bộ phận kiểm toán nội bộ là tuyến bảo vệ thứ mấy của doanh nghiệp bảo hiểm trong trong tổ chức quản trị rủi ro?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm của doanh nghiệp bảo hiểm? Trách nhiệm bộ phận kiểm toán nội bộ được quy định ra sao?
Pháp luật
Quy trình kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm theo hình thức công ty cổ phần sẽ do bộ phận nào ban hành?
Pháp luật
Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ trong công ty chứng khoán phải có trình độ chuyên môn như thế nào?
Pháp luật
Bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty chứng khoán phải độc lập với những đơn vị nào? Tiêu chuẩn đối với nhân sự của bộ phận kiểm toán nội bộ?
Pháp luật
Báo cáo kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phải trình bày những vấn đề nào? Báo cáo đột xuất được thực hiện trong trường hợp nào?
Pháp luật
Nhân sự bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải có chứng chỉ nghề gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm toán nội bộ
1,061 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm toán nội bộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào