Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù là đơn vị nghiệp vụ thuộc cơ quan nào?
- Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù là đơn vị nghiệp vụ thuộc cơ quan nào?
- Cơ cấu cán bộ của Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù gồm những ai?
- Vụ trưởng Vụ Kiểm sát được quyền thừa lệnh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện những công việc nào?
Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù là đơn vị nghiệp vụ thuộc cơ quan nào?
Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù được quy định tại Điều 1 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù ban hành kèm theo Quyết định 260/QĐ-VKSNDTC-V4 năm 2011 như sau:
Vị trí
Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù (sau đây viết tắt là Vụ 4) là đơn vị nghiệp vụ thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Mọi hoạt động của Vụ chịu sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, theo quy định, Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù là đơn vị nghiệp vụ thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Mọi hoạt động của Vụ chịu sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù là đơn vị nghiệp vụ thuộc cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Cơ cấu cán bộ của Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù gồm những ai?
Cơ cấu cán bộ của Vụ Kiểm sát được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù ban hành kèm theo Quyết định 260/QĐ-VKSNDTC-V4 năm 2011 như sau:
Tổ chức bộ máy
1. Tổ chức bộ máy của Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, gồm:
- Phòng Tham mưu -.Tổng hợp; (Phòng 1)
- Phòng Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam; (Phòng 2)
- Phòng Kiểm sát thi hành án phạt tù; (Phòng 3)
- Phòng Kiểm sát thi hành án hình sự khác; (Phòng 4)
2. Cơ cấu cán bộ của Vụ gồm có:
- Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng;
- Các Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng;
- Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và chuyên viên.
Như vậy, theo quy định, cơ cấu cán bộ của Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù gồm có:
- Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng;
- Các Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng;
- Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và chuyên viên.
Vụ trưởng Vụ Kiểm sát được quyền thừa lệnh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện những công việc nào?
Vụ trưởng Vụ Kiểm sát được quy định tại Điều 8 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù ban hành kèm theo Quyết định 260/QĐ-VKSNDTC-V4 năm 2011 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ trưởng
...
2. Vụ trưởng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Tổ chức và chỉ đạo đơn vị thực hiện Chỉ thị, Chương trình, Kế hoạch công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo lĩnh vực công tác được giao;
b) Quyết định và tổ chức thực hiện Chương trình, Kế hoạch công tác hàng năm, quý, tháng của Vụ theo Chỉ thị công tác hàng năm và chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao; tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị;
c) Tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dàn tối cao về công tác quản lý, kiểm tra, hướng dẫn các Viện kiểm sát địa phương về nghiệp vụ công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự;
d) Thừa lệnh Viện trưởng VKSND tối cao giao nhiệm vụ cho các Kiểm sát viên VKSNDTC thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam và kiểm sát thi hành án hình sự; kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát các địa phương thuộc thẩm quyền của Vụ;
e) Kiểm tra hoạt động của Phó Vụ trưởng, Trưởng Phòng và Kiểm sát viên trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam và kiểm sát thi hành án hình sự theo trách nhiệm được phân công phụ trách. Quyết định việc thay đổi, huỷ bỏ hoặc rút các văn bản, quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Vụ trưởng và Kiểm sát viên theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về các quyết định đó;
h) Trực tiếp phụ trách một số Phòng nghiệp vụ;
i) Thừa lệnh Viện trưởng VKSNDTC ký các văn bản pháp lý trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật về tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự với chức danh Kiểm sát viên VKSND tối cao theo quy định của Ngành;
k) Ký các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát nhân dân các địa phương; ký các văn bản theo uỷ quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; ký các báo cáo công tác định kỳ, tờ trình của Vụ gửi Lãnh đạo VKSND tối cao;
l) Khi cần thiết, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam và kiểm sát thi hành án hình sự;
...
Như vậy, theo quy định, Vụ trưởng Vụ Kiểm sát được quyền thừa lệnh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện các công việc sau đây:
(1) Thừa lệnh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao nhiệm vụ cho các Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam và kiểm sát thi hành án hình sự;
Kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát các địa phương thuộc thẩm quyền của Vụ;
(2) Thừa lệnh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký các văn bản pháp lý trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật về tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự với chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tối cao theo quy định của Ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?