Vụ kiểm sát thi hành án thực hiện việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án như thế nào?
Vụ kiểm sát thi hành án tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao về những vấn đề gì?
Tại Điều 1 Quy chế về chức trách, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và quan hệ lề lối làm việc của Vụ kiểm sát Thi hành án Ban hành kèm theo Quyết định 46/2004/QC-KSTHA quy định:
Vị trí
Vụ kiểm sát thi hành án là đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân Tối cao có nhiệm vụ tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao về kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực thi hành án; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; hướng dẫn thực hiện công tác kiểm sát thi hành án trên phạm vi toàn quốc; kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ đối với các Viện kiểm sát địa phương, các Viện Kiểm sát Quân sự; trực tiếp kiểm sát các việc thi hành án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, phá sản doanh nghiệp và các việc khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Vụ kiểm sát thi hành án là đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.
Vụ kiểm sát thi hành án có nhiệm vụ tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao về các vấn đề sau:
- Kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực thi hành án;
- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
- Hướng dẫn thực hiện công tác kiểm sát thi hành án trên phạm vi toàn quốc;
- Kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ đối với các Viện kiểm sát địa phương, các Viện Kiểm sát Quân sự; trực tiếp kiểm sát các việc thi hành án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, phá sản doanh nghiệp và các việc khác theo quy định của pháp luật.
Vụ kiểm sát thi hành án (Hình từ Internet)
Vụ kiểm sát thi hành án thực hiện việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quy chế về chức trách, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và quan hệ lề lối làm việc của Vụ kiểm sát Thi hành án Ban hành kèm theo Quyết định 46/2004/QC-KSTHA quy định về quyền hạn như sau:
Quyền hạn.
...
2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án gồm:
Yêu cầu Toà án nhân dân, Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, các cơ quan tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án:
- Ra quyết định thi hành án đúng quy định của pháp luật
- Tự kiểm tra việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực và những bản án quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật. Thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát nhân dân;
- Thi hành bản án, quyết định của Toà án theo quy định của pháp luật;
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án;
- Trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án của cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án;
- Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án;
- Đề nghị hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ, miễn chấp hành hình phạt theo quy định của pháp luật;
- Đề nghị Toà án nhân dân thông báo cho người bị kết án hưởng thời hiệu thi hành án;
- Đề xuất Lãnh đạo Viện kháng nghị với Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trong việc thi hành án; Yêu cầu đình chỉ việc thi hành án, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật trong việc thi hành án.
- Khi có dấu hiệu về tội phạm thì đề nghị khởi tố về hình sự
- Đề nghị khởi tố về dân sự trong trường hợp do pháp luật quy định.
- Tham gia các Hội nghị hoặc tổ chức các Hội nghị với ngành bạn để thảo luận những chuyên đề cần thiết giúp cho thủ trưởng các ngành quy định thống nhất nghiệp vụ đối với các vấn đề liên quan đến lĩnh vực thi hành án và kiểm sát thi hành án.
- Phối hợp với Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân Tối cao, Bộ Công an giải quyết những việc về thi hành án theo quy định của pháp luật;
- Đề xuất Lãnh đạo Viện kiến nghị Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân Tối cao, Bộ Công an, các bộ, ngành và Chính phủ khắc phục những sơ hở trong quản lý Nhà nước liên quan đến việc thi hành án.
Theo đó, trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án, Vụ kiểm sát thi hành án có quyền yêu cầu Toà án nhân dân, Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, các cơ quan tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án thực hiện những việc được quy định cụ thể trên.
Tổ chức bộ máy của Vụ kiểm sát Thi hành án gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế về chức trách, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và quan hệ lề lối làm việc của Vụ kiểm sát Thi hành án Ban hành kèm theo Quyết định 46/2004/QC-KSTHA quy định:
Tổ chức bộ máy của Vụ kiểm sát Thi hành án.
Vụ kiểm sát thi hành án có Vụ trưởng, các Phó vụ trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và cán bộ giúp việc.
Theo quy định trên, Vụ kiểm sát thi hành án có Vụ trưởng, các Phó vụ trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và cán bộ giúp việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?