Vô ý gây sự cố cho hệ thống điện của bên bán điện sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trên là bao lâu?
Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích tiết kiệm điện bằng những chính sách nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Điện lực 2004 về chính sách và biện pháp khuyến khích, thúc đẩy tiết kiệm điện như sau:
Chính sách và biện pháp khuyến khích, thúc đẩy tiết kiệm điện
1. Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích tiết kiệm điện bằng các chính sách sau đây:
a) Khuyến khích sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu, áp dụng ưu đãi về thuế đối với sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm tiết kiệm điện và trang thiết bị, vật tư, dây chuyền công nghệ nhập khẩu để sản xuất sản phẩm tiết kiệm điện;
b) Dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm tiết kiệm điện hoặc dự án đầu tư nhằm mục đích tiết kiệm điện được vay vốn ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển và Quỹ phát triển khoa học và công nghệ;
c) Dự án đầu tư phát triển nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo được hưởng ưu đãi về đầu tư, giá điện và thuế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng các chương trình, dự án thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; bố trí kinh phí thích đáng cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ mục tiêu tiết kiệm điện.
3. Căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Công nghiệp phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Theo đó, nhà nước hỗ trợ, khuyến khích tiết kiệm điện bằng các chính sách sau đây:
- Khuyến khích sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu, áp dụng ưu đãi về thuế đối với sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm tiết kiệm điện và trang thiết bị, vật tư, dây chuyền công nghệ nhập khẩu để sản xuất sản phẩm tiết kiệm điện;
- Dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm tiết kiệm điện hoặc dự án đầu tư nhằm mục đích tiết kiệm điện được vay vốn ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển và Quỹ phát triển khoa học và công nghệ;
- Dự án đầu tư phát triển nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo được hưởng ưu đãi về đầu tư, giá điện và thuế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Vô ý gây sự cố cho hệ thống điện của bên bán điện sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)
Vô ý gây sự cố cho hệ thống điện của bên bán điện sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về sử dụng điện như sau:
Vi phạm các quy định về sử dụng điện
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vô ý gây sự cố hệ thống điện của bên bán điện;
b) Tự ý cấp điện cho tổ chức, cá nhân khác.
...
Và căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định Nghị định 134/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt tiền như sau:
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt tiền
...
3. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực điện lực là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính được quy định do tổ chức thực hiện tại Điều 5, Điều 7, Điều 8, từ khoản 2 đến khoản 6 Điều 9, Điều 10, khoản 4 và các khoản từ khoản 6 đến khoản 9 Điều 11, Điều 13, Điều 14, Điều 20, khoản 2 Điều 21, Điều 23, Điều 31 Nghị định này.
Như vậy, người nào có hành vi vô ý gây sự cố cho hệ thống điện của bên bán điện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vô ý gây sự cố cho hệ thống điện của bên bán điện là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt, vi phạm hành chính đã kết thúc, vi phạm hành chính đang được thực hiện, vi phạm hành chính nhiều lần như sau:
Quy định về thời hiệu xử phạt, vi phạm hành chính đã kết thúc, vi phạm hành chính đang được thực hiện, vi phạm hành chính nhiều lần
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là 01 năm; đối với các hành vi vi phạm về sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vô ý gây sự cố cho hệ thống điện của bên bán điện là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?