Vợ ngoại tình mang thai với người khác thì cha đẻ của đứa trẻ có quyền nhận lại con mình không?
- Vợ ngoại tình sau đó mang thai với người khác thì con sinh ra có được xác định là con chung không?
- Vợ ngoại tình mang thai với người khác thì cha đẻ của đứa trẻ có quyền nhận lại con không?
- Căn cứ nào dùng để xác định quan hệ cha con theo quy định hiện nay?
- Khi xảy ra tranh chấp trong việc nhận con là con sinh ra khi vợ ngoại tình thì thẩm quyền giải quyết được quy định thế nào?
Vợ ngoại tình sau đó mang thai với người khác thì con sinh ra có được xác định là con chung không?
Căn cứ Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Chiếu theo quy định trên, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Do đó, vợ ngoại tình sau đó mang thai với người khác thì con sinh ra vẫn được xác định là con của cặp vợ chồng đó, như vậy có thể hiểu, đứa con mà chị dâu bạn sinh ra được xác định là con của anh trai và chị dâu bạn.
Vợ ngoại tình sau đó mang thai với người khác thì con sinh ra có được xác định là con chung không? (hình từ Internet)
Vợ ngoại tình mang thai với người khác thì cha đẻ của đứa trẻ có quyền nhận lại con không?
Căn cứ Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Xác định con
1. Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.
2. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.
Tại quy định này có nêu người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.
Như vậy, cha ruột của đứa trẻ có quyền yêu cầu Tòa án xác định đứa trẻ là con của họ.
Căn cứ nào dùng để xác định quan hệ cha con theo quy định hiện nay?
Tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như sau:
Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Như vậy, để xác định quan hệ huyết thống cha ruột và đứa trẻ sinh ra khi vợ ngoại tình có thể dựa vào văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con.
Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định trên thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định.
Lưu ý: Trong quá trình lập văn bản cam đoan phải có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Khi xảy ra tranh chấp trong việc nhận con là con sinh ra khi vợ ngoại tình thì thẩm quyền giải quyết được quy định thế nào?
Tại Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy, khi xảy ra tranh chấp trong việc nhận con là con sinh ra khi vợ ngoại tình thì thẩm quyền giải quyết sẽ do tòa án giải quyết.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?